Toàn cảnh "đại công trường" sửa chữa mặt cầu Thăng Long

19/09/2020 - 15:53

PNO - Cầu Thăng Long (Hà Nội) bắc qua sông Hồng, được khánh thành từ năm 1985. Cho đến nay, cầu đã trải qua 2 lần đại tu và hàng trăm lần sửa chữa nhỏ. Lần đại tu đầu tiên là vào năm 1999, đơn vị thi công đã cào bóc lớp trên và thảm phủ lớp bê tông nhựa mới. Đến năm 2009, mặt cầu Thăng Long được thay thế lớp phủ bằng công nghệ vật liệu SMA. Nhưng chỉ sau 2 tháng, mặt cầu lại hư hỏng và tiếp tục phải sửa chữa nhiều lần sau đó.

 

Theo Tổng cục Đường bộ, tổng mức đầu tư dự án sửa chữa cầu Thăng Long lần này là 269,3 tỷ đồng, được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ.
Theo Tổng cục Đường bộ, tổng mức đầu tư dự án sửa chữa cầu Thăng Long lần này là 269,3 tỷ đồng, được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ.

 

Trong lần đại tu thứ ba này, cầu Thăng Long (Hà Nội) được bóc sạch lớp bê tông hiện hữu để phủ lại bề mặt bằng công nghệ mới. Ngoài ra cầu sẽ được gia cường mặt cầu thép hiện tại, hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép và lắp đặt lưới thép. 
Trong lần đại tu thứ ba này, cầu Thăng Long (Hà Nội) được bóc sạch lớp bê tông hiện hữu để phủ lại bề mặt bằng công nghệ mới. Ngoài ra cầu sẽ được gia cường mặt cầu thép hiện tại, hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép và lắp đặt lưới thép. 
Lớp thép lộ ra khi lớp bê tông được bóc đi hết.
Lớp thép lộ ra khi lớp bê tông được bóc đi hết.
Sau đó đổ lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) có cường độ chịu nén, chịu kéo cao, chiều dày tối thiểu 6cm. Tiếp theo sẽ thảm lớp bê tông nhựa polyme phía trên. Đồng thời dự án thực hiện thay thế các khe co giãn đã bị hư hỏng, sửa chữa lề bộ hành, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông.
Sau đó mặt cầu sẽ được đổ lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) có cường độ chịu nén, chịu kéo cao, chiều dày tối thiểu 6cm. Tiếp theo sẽ thảm lớp bê tông nhựa polyme phía trên. Đồng thời dự án thực hiện thay thế các khe co giãn đã bị hư hỏng, sửa chữa lề bộ hành, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông.
 Ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) từng khẳng định: “Sau lần sữa chữa này, công trình tồn tại ít nhất trên 10 năm theo yêu cầu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bởi kết cấu được thực hiện bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật mới và có độ bền tốt nhất. Kết cấu dàn thép của 5 liên nhịp dàn thép đã được kiểm định 1 cách chắc chắn và bảo đảm khả năng chịu lực của cầu bền vững, kết cấu thép ở dưới ổn định và không biến dạng,”
Ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) từng khẳng định: “Sau lần sữa chữa này, công trình tồn tại ít nhất trên 10 năm theo yêu cầu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bởi kết cấu được thực hiện bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật mới và có độ bền tốt nhất".
Qua kiểm định, giàn chủ và bản thép mặt cầu dày 14 mm của cầu Thăng Long chưa xuất hiện hư hỏng, vẫn đảm bảo khả năng chịu lực. Tuy nhiên, thiết kế bản thép mặt cầu từ những năm 1980 không đáp ứng yêu cầu về độ cứng, dẫn đến bản mặt cầu bị võng cục bộ, không phù hợp với tải trọng, lưu lượng xe hiện nay.
Trước đó, qua kiểm định cho thấy giàn chủ và bản thép mặt cầu dày 14mm chưa xuất hiện hư hỏng, vẫn đảm bảo khả năng chịu lực. Tuy nhiên, thiết kế bản thép mặt cầu từ những năm 1980 không đáp ứng yêu cầu về độ cứng, dẫn đến bản mặt cầu bị võng cục bộ, không phù hợp với tải trọng, lưu lượng xe hiện nay.
Hai trạm trộn bê tông khổng lồ cũng đã được lắp đặt xong và đang tiến hành kiểm định chất lượng
Hai trạm trộn bê tông "khổng lồ" cũng được lắp đặt ngay trên mặt cầu để chuẩn bị vào vận hành.
Để thực hiện dự án sửa mặt cầu,  từ ngày 28-7 các đơn vị liên quan sẽ tổ chức phân luồng giao thông thử, hạn chế xe qua cầu Thăng Long và từ ngày 8-8 chính thức cấm xe qua cầu để triển khai thi công trên mặt cầu nhằm hoàn thành trong quý 4-2020.
Để thực hiện dự án, từ ngày 8/8 chính thức cấm xe qua cầu để triển khai thi công trên mặt cầu nhằm hoàn thành trong quý 4/2020.
Do cầu Thăng Long có 2 tầng. Tầng dưới dùng chung cho đường sắt và đường bộ vẫn được sử dụng để phục vụ cho người đi xe máy qua lại hai bên sông Hồng.  hướng dẫn xe tải, xe khách liên tỉnh từ phía Nam ra Bắc và ngược lại đi theo cầu Hưng Hà, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Thịnh để tránh cầu Thăng Long.  Riêng nội thành Hà Nội có 16 tuyến xe buýt đi qua cầu Thăng Long sẽ chuyển sang đi cầu Nhật Tân ở hạ lưu cầu Thăng Long. Các tuyến xe khách từ bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa đi qua cầu Nhật Tân thay vì cầu Thăng Long.
Tại tầng dưới của cầu Thăng Long, xe gắn máy, xe thô sơ vẫn được sử dụng như bình thường, tàu hỏa được lưu thông với tốc độ 5km/h. Xe ô tô được hướng dẫn đi theo cầu Hưng Hà, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Thịnh để tránh cầu Thăng Long. Riêng nội thành Hà Nội có 16 tuyến xe buýt đi qua cầu Thăng Long sẽ chuyển sang đi cầu Nhật Tân.
Công tác sửa chữa mặt cầu Thăng Long được đánh giá là cấp bách bởi tuyến cầu cạn vành đai 3 Mai Dịch - Nam Thăng Long đang hoàn thiện và dự kiến khánh thành trong năm nay.
Công tác sửa chữa mặt cầu Thăng Long được đánh giá là cấp bách để kết nối tuyến đường trên cao vành đai 3 Mai Dịch - Nam Thăng Long đang hoàn thiện và dự kiến khánh thành trong năm nay.

An Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI