Thời thơ ấu... xiêu vẹo

21/03/2015 - 07:38

PNO - PN - Vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, sự phát triển được đánh giá là “thần tốc” của Trung Quốc đã để lại nhiều hệ lụy. Chênh lệch giàu nghèo, áp lực chạy đua đã tạo ra bi kịch...

edf40wrjww2tblPage:Content

Sự phát triển không đồng đều ở những khu vực khác nhau buộc 250 triệu người ở nông thôn tràn về thành thị để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Hiện ở Trung Quốc (TQ) có đến 61 triệu trẻ em (chiếm 1/5 số trẻ cả nước) bị “lãng quên”.

Các em thui thủi một mình ở quê nhà, sống bằng sự cưu mang của ông bà, họ hàng trong lúc bố mẹ phải vật lộn với miếng cơm, manh áo ở các thành phố lớn. Sự chia cắt giữa trẻ và bố mẹ không chỉ biến trẻ trở thành nạn nhân của những trò đồi bại mà còn vô tình hủy hoại tình cảm gia đình thiêng liêng.

Bé gái Xiaoli (12 tuổi) chia sẻ, em mong bố mẹ trở về nhà và em luôn có cảm giác mình là người thừa thãi trong mắt người thân. Một bà mẹ 33 tuổi, có hai con ở quê nhà kể, các con luôn tỏ vẻ xa lánh trong những lần hiếm hoi chị về nhà thăm chúng, có bé còn nói thẳng thừng là chị vô trách nhiệm với chúng.

Thòi tho áu... xieu vẹo

Với nhiều trẻ Trung Quốc, bố mẹ là người xa lạ, ông bà mới là người thân thiết nhất - Ảnh: CNN

Thiếu sự quan tâm của bố mẹ hàng ngày đã đẩy những đứa trẻ cô đơn lâm vào hoàn cảnh dễ tổn thương. Ba năm trước, anh Chen và vợ quyết định để lại con gái sáu tuổi ở quê nhà tại một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Hồ Nam để lên thành phố Quảng Châu tìm việc. Vợ chồng anh nghĩ vùng quê yên bình sẽ thích hợp cho con học tập, sinh sống. Thế nhưng, mọi thứ như sụp đổ khi họ liên tục nhận được điện thoại cầu cứu của con gái. Bé khóc nghẹn: “Con đau lắm bố mẹ ơi!”.

Anh Chen và vợ lặng người khi biết con gái bị thầy giáo liên tục xâm phạm để đổi lại là bé được cho những quyển sách mới. Ye Jingzhong, tác giả quyển sách Thời thơ ấu kỳ lạ: Trẻ bị bỏ rơi ở nông thôn cho biết, trường hợp như con gái của anh Chen rất dễ trở thành mục tiêu bị tấn công tình dục.

Để giải quyết thực trạng này, chính quyền TQ đã tuyển thêm nhiều nhân viên xã hội tư vấn, chăm sóc trẻ em sinh sống tại các vùng nông thôn. Ngân sách dành cho vấn đề này tăng 24% từ năm 2008 đến năm 2012, nhưng vẫn còn đó những lời kêu cứu như con gái của anh Chen.

Một thực tế đáng lo ngại không kém là ngay cả những đứa trẻ “con một” ở thành thị được cả ông bà lẫn cha mẹ chăm bẵm tận răng cũng nảy sinh những vấn đề tiêu cực. Không thiếu thốn vật chất nhưng nhiều đứa trẻ “vệ tinh” đã và đang trưởng thành một cách… xiêu vẹo.

Truyền thông TQ mới đây dẫn lời một nhà văn nổi tiếng chia sẻ rằng, những thế hệ con một được nuông chiều quá mức dẫn đến hậu quả là xuất hiện tư-duy-tham-nhũng ngay trong chính tuổi mầm non. Nhiều bậc phụ huynh mạnh tay chi tiền để lấy lòng giáo viên, nhà trường, giúp con mình được chiếu cố. Ở nhà trẻ, một đứa bé đã biết nói với giáo viên: “Bố cháu làm việc ở công ty than. Nếu cô thiếu than, xin cứ nói với cháu”.

Thòi tho áu... xieu vẹo

Một trẻ Trung Quốc bị bố mẹ để lại nông thôn để ông bà chăm sóc  - Ảnh: Washington Post

Thòi tho áu... xieu vẹo

Trẻ con một được yêu thương và nhận đầy đủ sự quan tâm của bố mẹ Ảnh: China.org

Hàng triệu cậu ấm, cô chiêu ra đời trong bối cảnh chính sách con một nghĩ rằng, cuộc sống hiển nhiên dành mọi ưu tiên cho chúng, thế là chúng mặc sức hưởng thụ. Tháng 12/2014, một đoạn clip quay lại cuộc sống xa hoa của giới sinh viên giàu có TQ là du học sinh ở Mỹ đã khiến mọi người sửng sốt.

Thòi tho áu... xieu vẹo

                                                  Choáng với màn khoe siêu xe của cậu ấm cô chiêu Trung Quốc ở Mỹ - Ảnh: Vocativ

Thêm vào đó, xã hội TQ đang đau đầu tìm lời giải cho bài toán “4-2-1” quá quen thuộc. Mô hình 4-2-1 nghĩa là, mỗi đứa trẻ ra đời “gánh” theo sáu người lớn gồm bố mẹ, ông bà hai bên nội ngoại. Vì bố mẹ chúng cũng là những đứa trẻ trưởng thành từ chế độ con một nên khi những đứa bé lớn lên, một mình chúng phải nhận lãnh trách nhiệm phụng dưỡng sáu người lớn, song song với áp lực chăm sóc cho gia đình riêng của mình.

Ở TQ, không thiếu những trường hợp bố mẹ đâm đơn kiện con ruột vì đã không chăm lo tử tế cho mình, hoặc có những trường hợp người già âm thầm qua đời trong ngôi nhà của mình mà con cái chẳng hề hay biết. TQ có khoảng 200 triệu người trên 60 tuổi, một nửa trong số đó sống một mình.

Tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh nhưng không đồng đều ở nhiều khu vực của TQ đã tạo ra ngày càng nhiều những đứa trẻ bị bỏ rơi ngay chính trong gia đình mình.

THIÊN ANH
(Theo Tân Hoa Xã, China Daily, NY Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI