Tầm soát và điều trị thiếu hormone tăng trưởng, giúp phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ

19/01/2022 - 08:17

PNO - Chiều cao của trẻ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành được quyết định bởi rất nhiều yếu tố: di truyền, dinh dưỡng, vận động và các bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao. Do vậy, ngay khi phát hiện con mình có bất thường về chiều cao thì bên cạnh việc đưa trẻ đi khám dinh dưỡng, khám nhi khoa, học các môn thể thao... phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nội tiết nhi càng sớm càng tốt để đảm bảo giai đoạn vàng của điều trị trong trường hợp trẻ được chẩn đoán là thiếu hormone tăng trưởng.

Tầm soát và chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ em

Để xác định trẻ có thiếu hormone tăng trưởng gây nên tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao hay không thì trẻ cần được đánh giá chuyên sâu cùng bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi qua các bước sau:

Ảnh: FV
Ảnh: FV

- Bước 1: Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ nội tiết sẽ thăm khám để tìm những dấu hiệu nghi ngờ thiếu hormone tăng trưởng. Sau đó, sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như: chụp X-quang bàn tay trái để đánh giá tuổi xương, các xét nghiệm máu cơ bản cần thiết bao gồm công thức máu, chức năng gan, thận, nồng độ vitamin D và canxi trong máu, chuyển hóa xương alkaline phosphatase, nhiễm sắc đồ ở bé gái…

- Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp gắng sức tầm soát thiếu hormone tăng trưởng

Tổng thời gian thực hiện nghiệm pháp khoảng 40 phút. Trong đó trẻ được chạy trên thảm lăn trong thời gian 20 phút dưới sự giám sát của điều dưỡng để đạt được các thông số cần thiết về sinh hiệu. Trong lúc này, trẻ sẽ được lấy máu 3 lần để định lượng hormone tăng trưởng bằng phương pháp chân không giúp trẻ không đau khi lấy máu tại các thời điểm 0, 20, 40 phút.

Nếu kết quả định lượng hormone tăng trưởng sau nghiệm pháp gắng sức là bình thường thì loại trừ bệnh lý thiếu hormone tăng trưởng.

Nếu kết quả gợi ý có thiếu hormone tăng trưởng thì trẻ sẽ thực hiện tiếp bước 3.

- Bước 3: Thực hiện nghiệm pháp kích thích với glucagon hoặc insulin tầm soát thiếu hormone tăng trưởng

Tổng thời gian thực hiện nghiệm pháp này khoảng 2-3 giờ và luôn có sự giám sát của bác sĩ và điều dưỡng. Trẻ được lấy máu từ 6-8 lần qua đường truyền tĩnh mạch đặt sẵn để định lượng nồng độ hormone tăng trưởng. Kết quả định lượng hormone tăng trưởng sau nghiệm pháp này sẽ giúp xác định trẻ có thiếu hormone tăng trưởng hay không.

- Bước 4: Chụp MRI tuyến yên để xác định nguyên nhân của thiếu hormone tăng trưởng (nếu đã có kết quả xác định ở bước 3)

Có đến 90% trẻ thiếu hormone tăng trưởng có kết quả MRI tuyến yên bình thường, và được kết luận là thiếu hormone tăng trưởng đơn thuần vô căn.

Điều trị thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ em tại Bệnh viện FV

Hiện nay, trên thế giới chỉ có một phương thức điều trị thiếu hormone tăng trưởng đã được FDA công nhận suốt 30 năm qua, đó là tiêm hormone tăng trưởng dưới da. Hormone tăng trưởng phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-8 độ C, và giờ tiêm thường được cố định vào khung giờ 21-22g để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất khi trẻ đang ngủ. Lượng hormon tăng trưởng sẽ được tính riêng cho trẻ trong suốt thời gian điều trị theo phác đồ. Phụ huynh sẽ được cung cấp các phương tiện dùng thuốc kèm theo và hướng dẫn cụ thể cách dùng, cũng như liều lượng.

Tiêm hormone tăng trưởng dưới da được tiến hành đơn giản và thuận tiện tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ - Ảnh: FV
Tiêm hormone tăng trưởng dưới da được tiến hành đơn giản và thuận tiện tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ - Ảnh: FV

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thư Hương - Đơn vị Nội tiết, khoa Nội FV, không có thời gian điều trị chung cho bệnh lý này mà tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể và trẻ nên được điều trị càng sớm càng tốt ngay tại thời điểm được chẩn đoán, và tốt nhất là trước thời điểm dậy thì hoàn toàn hoặc trước khi tuổi xương bàn tay trái đạt được mức tương ứng 14-16 tuổi. Nếu tuân thủ đúng và đáp ứng với với liệu trình điều trị, bệnh nhân sẽ đạt được chiều cao tối ưu theo di truyền ở thời điểm trưởng thành. Thông thường, chỉ sau 3 tháng đầu tiên là đã thấy được sự cải thiện về tốc độ tăng chiều cao của bệnh nhân.

Trong 2 tuần đầu tiên, bé có thể có một số tác dụng phụ như đau khớp, đau đầu... tuy nhiên đây chỉ là những tác dụng phụ lành tính và sẽ tự khỏi. Về lâu dài việc tiêm hormone tăng trưởng không gây tác dụng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như trí tuệ của trẻ.

Ảnh: FV
Ảnh: FV

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực nội tiết, bác sĩ Nguyễn Thị Thư Hương được biết đến là một người có chuyên môn cao về điều trị các bệnh lý như: đái tháo đường, rối loạn tuyến sinh dục và rối loạn tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến yên. Ngoài ra, một lĩnh vực mà bác sĩ Thư Hương yêu thích và liên tục theo đuổi nhiều năm nay đó là Nội tiết nhi, đặc biệt là chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về thiếu hụt hormone tăng trưởng (GH). Với chuyên môn giỏi cùng sự tận tâm của mình, bác sĩ Thư Hương điều trị thành công cho nhiều trường hợp và nhận được sự yêu mến, tin tưởng từ người bệnh.

Để đặt hẹn tự vấn với bác sĩ Nguyễn Thị Thư Hương - Đơn vị Nội tiết, khoa Nội FV, vui lòng liên hệ: 028 5411 3333

Website: https://www.fvhospital.com/bac-si/bs-nguyen-thi-thu-huong/

Bệnh viện FV, 6 Nguyễn Lương Bằng, P.Tân Phú, Q.7, TPHCM

Bích Hà

Nguồn: FV

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI