Sứ mệnh của tạo hóa?

18/08/2016 - 13:06

PNO - Câu chuyện về nhà ngoại cảm một lần nữa trở lại, trong sự quan tâm lẫn nghi ngại của công chúng, với cuốn sách Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng - Hành trình 25 năm tìm kiếm hàng ngàn hài cốt liệt sĩ...

Su menh cua tao hoa?

Câu chuyện về nhà ngoại cảm một lần nữa trở lại, trong sự quan tâm lẫn nghi ngại của công chúng, với cuốn sách Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng - Hành trình 25 năm tìm kiếm hàng ngàn hài cốt liệt sĩ (tác giả Hoàng Anh Sướng, công ty cổ phần Lim-Hà Nội và NXB Hội Nhà văn ấn hành). Tin hay không là quyền của người đọc, nhưng nói như nhà văn Tạ Duy Anh thì “những gì chưa biết thì rất nên thận trọng khi phán xét”.

Nếu nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có 25 năm đi tìm hài cốt liệt sĩ thì tác giả cuốn sách - nhà báo Hoàng Anh Sướng (công tác tại báo Tuổi trẻ và đời sống) cũng gần ngần ấy thời gian theo chân những hành trình tâm linh. Tác giả đã mang đến những câu chuyện hấp dẫn, không cố tình hù dọa, câu khách hay tìm cách dẫn dụ người đọc đi vào cõi tâm linh duy tâm, mà chỉ là kể. Đó là những gì đã mắt thấy, tai nghe, phân tích ở góc độ khoa học. Chỉ duy nhất ở khía cạnh mối giao cảm với “cõi âm” của nhà ngoại cảm là tác giả giữ nguyên thái độ truyền tải khách quan.

Tác giả cũng có góc nhìn thẳng thắn vào tình trạng nhà ngoại cảm giả “kinh doanh hài cốt liệt sĩ”, thừa nhận có những trường hợp tìm mộ sai của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Còn những câu chuyện được chọn kể trong cuốn sách đã được chứng thực, chứng kiến với rất nhiều người, từ thân nhân liệt sĩ đến các cơ quan chức năng. Sự thuyết phục của mỗi câu chuyện chính là ở kết quả hữu hình đã được công bố trên các phương tiện truyền thông.

Mạch cảm xúc mà cuốn sách mang đến không chỉ có những hành trình tìm mộ nhà văn Nam Cao, hài cốt đồ ng chí Nguyễn Đức Cảnh, nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc, 13 liệt sĩ ở núi Non Nước, em gái GS Trần Phương… Đó còn có cả “cuộc đời sóng gió” của chính nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, từ khi còn là đứa trẻ. Công chúng chưa biế t về những chịu đựng trong cuộc đời người phụ nữ “muốn sống cuộc đời bình thường mà sứ mệnh buộc phải làm việc âm, sống giữa hai thế giới”.

“Khả năng ngoại cảm đầy quyến rũ nhưng cũng khắc nghiệt, đắng cay. Nó thử thách thân chủ của mình một cách sòng phẳng. Nhưng khả năng ấy không phải là một món quà, trò chơi hay cái gì khác…Mà đó là sứ mệnh! Những câu chuyện tâm linh có khi mơ hồ, liêu trai, lúc lại rành mạch, rõ ràng. Có lý và vô lý. Vinh quang và cay đắng…” - nhà văn Hoàng A Sáng viết. Sứ mệnh bắt đầu khi Phan Thị Bích Hằng còn là nữ sinh trung học, muốn tránh cũng không được. Bị chó dại cắn, lên cơn điên rồi sốt tưởng chết đến nơi, sống lại bỗng có khả năng nhìn thấy “cõi bên kia”. Cuộc tìm thấy mộ đầu tiên là ở… bụi tre ngay trong mảnh đất làng, nhà của người chú. Đó là ngôi mộ của một vị võ tướng thời nhà Trần - kết luận khoa học thông qua các chi tiết an táng của ngôi mộ cổ.

Chỉ riêng câu chuyện bây giờ mới kể này, nhà báo Hoàng Anh Sướng dùng ngôi thứ nhất, như tự sự của nhà ngoại cảm. Từng chi tiết, từng lời nói, cảm giác của nỗi ám ảnh cũ trở về. Câu chuyện tưởng chừng cực kỳ khó tin ấy lại tạo cảm giác rất thật, người đọc như được tiệm cận không gian cũ, con người cũ và cùng bước qua ranh giới của những điều bí ẩn. Tin và không tin - hai trạng thái cảm giác này sẽ liên tục xuất hiện khi đọc cuốn sách. Nhưng điều quan trọng nhất, sau khi khép lại gần 400 trang sách về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, người đọc sẽ có cảm giác chia sẻ được với những người mang sứ mệnh kỳ lạ này. Họ có nỗi thống khổ không thể chia sẻ, muốn bỏ chạy khỏi phần nghiệp đã được định sẵn mà không được.

“Đây là một cuốn sách hay. Nó đã mở cho chúng ta một cánh cửa, đưa ta đến một thế giới mới từ đó sẽ có được nhận thức mới, giúp ta thay đổi quan niệm, thay đổi cách sống” - nhà thơ Trần Đăng Khoa đánh giá. Niềm tin (hay đức tin) là trạng thái tinh thần thuộc về bên trong mỗi người. Vấn đề tâm linh hay chuyện về các nhà ngoại cảm luôn bí ẩn, đang được tiếp tục nghiên cứu...

Hoàng Hạc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI