Say quá rồi, còn "chiêu" nào không say?

30/01/2017 - 12:00

PNO - Chưa hết 3 ngày Tết, nhiều người đã "quên cả lối về". Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM "mách" cách uống rượu bia không say!

Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM tư vấn: Uống nhiều rượu sẽ gây tác hại đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể con người từ bệnh tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm tụy cấp, chảy máu đường tiêu hoá) đến xơ gan, ung thư gan,..).

Say qua roi, con
Ảnh Internet

Hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim), các bệnh nội tiết (rối loạn kinh nguyệt ở nữ, bất lực ở nam, vô sinh hoặc sinh con dị dạng), rối loạn dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, gây thiếu vitamin B1 gây suy tim, thiếu máu); tổn thương thần kinh (rối loạn ý thức, thay đổi nhân cách, sa sút tâm thần, rối loạn tâm thần kinh, tai biến mạch máu não).

Rượu gây nhiều ảnh hưởng trên gan, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và càng uống lâu càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên gan .

Say qua roi, con
Ảnh Internet

Đầu tiên sớm nhất, dễ nhận biết nhất là chứng đầy hơi, khó tiêu là biểu hiện của những tổn thương thực thể của các bệnh lý gan do rượu giai đoạn đầu, sau đó dẫn đến một loạt những hậu quả của rượu trên gan như: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, thậm chí có thể là ung thư gan ,…

Để hạn chế tác hại của rượu, hạn chế tình trạng say xỉn khi uống rượu bia cần lưu ý

  • Chỉ nên uống ít để cơ thể có thời gian chuyển hóa rượu thành các chất không độc (khả năng giải độc rượu của cơ thể khoảng 7g cồn etylic/giờ, nghĩa là khoảng một ly bia hay một chung nhỏ rượu/ ngày).
  • Nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm khi uống rượu.
  • Hạn chế uống rượu cùng nước có ga, nước ngọt sẽ làm rượu trong bia phân tán nhanh trong cơ thể.
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI