Sau khi thâu tóm Uber, Grab có độc quyền tăng giá?

28/03/2018 - 06:21

PNO - Thông tin Grab chính thức thu mua toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại VN nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung dấy lên nghi ngại trong cộng đồng:
“Khi không còn Uber cạnh tranh, liệu Grab có độc quyền tăng giá?”.

Thông tin Grab chính thức thu mua toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại VN nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung dấy lên nghi ngại trong cộng đồng: “Khi không còn Uber cạnh tranh, liệu Grab có độc quyền tăng giá?”.

Thông tin Grab chính thức thu mua toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại VN nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung dấy lên nghi ngại trong cộng đồng: “Khi không còn Uber cạnh tranh, liệu Grab có độc quyền tăng giá?”.

Grab có thể tăng giá đến mức nào?

Để trấn an đông đảo người dùng, phía Grab cho biết, giá cước chuyến đi đối với các dịch vụ như Grabcar và Grabbike vẫn dựa theo hành trình di chuyển mà khách hàng nhập, cộng với phụ phí linh động dựa trên nhu cầu đi lại và lượng xe hiện có trong khu vực vào thời điểm khách đặt xe, cũng như thời gian ước tính cho cả hành trình. 

Điều này cũng đồng nghĩa, giá tiền chuyến đi sẽ thấp hơn ở khu vực có nhu cầu đặt xe thấp và ngược lại, nhằm giúp kết nối tài xế và hành khách một cách hiệu quả trong cả ngày. Đối với khách hàng di chuyển bằng Grabtaxi, giá tiền được tính theo đồng hồ trên xe, dựa trên biểu giá của hãng taxi…

Câu trả lời có tính chung chung này khó mà thỏa mãn người dùng, vì những con số cụ thể chưa được đưa ra, đặc biệt là “phụ phí linh động” vẫn còn là ẩn số. 

Theo phân tích của ông Trần Bằng Việt - Chủ tịch Liên đoàn các nhà lãnh đạo và doanh nhân trẻ toàn cầu, khi không còn đối thủ Uber, người tiêu dùng chỉ chịu thiệt trong ngắn hạn, hay đúng hơn là giảm lợi ích, nhưng có thêm lựa chọn vì taxi truyền thống sẽ tích cực phát triển để cạnh tranh. 

Sau khi thau tom Uber, Grab co doc quyen tang gia?
 

Vậy nên, Grab chỉ có thể neo giá cước xe ở mức thấp hơn taxi truyền thống từ 5-10% (giờ cao điểm thì đương nhiên giá sẽ cao hơn).

Ngoài ra, theo dự đoán của ông Trần Bằng Việt, các hãng taxi truyền thống quy mô lớn và có thương hiệu sẽ “sống lại”. Vì khoảng cách giá giữa hai loại hình dịch vụ không quá cao, nên sẽ có một lượng khách hàng chuyển sang taxi truyền thống, nhất là vào giờ cao điểm. Hơn nữa, một số lượng không nhỏ tài xế sẽ không gắn bó lâu dài với Grab.

“Tôi từng chạy cả Grab và Uber nhưng thích Uber vì hãng tình cảm hơn. So với Grab, Uber thường có nhiều chính sách ưu đãi và nhiều phụ phí cho tài xế hơn” - anh Thanh Hải, tài xế Uber cho biết.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - về nguyên tắc, doanh nghiệp trên cả thế giới này đều vận hành theo cách làm cho vị thế của mình ngày càng lớn lên, cạnh tranh đè bẹp đối thủ để lợi nhuận lúc nào cũng tốt nhất.

Điều này không thể trách doanh nghiệp. Trách nhiệm của nhà nước là mở được thị trường để cạnh tranh tốt nhất, loại bỏ rào cản, hạn chế và giám sát vị thế thống lĩnh nhằm không để xảy ra giá độc quyền, bởi hễ độc quyền, bao giờ người dân cũng chịu thiệt. 

Đồng quan điểm trên, giáo sư - tiến sĩ luật học Nguyễn Vân Nam cho rằng, việc chiếm vị trí thống lĩnh thị trường vẫn luôn là mục tiêu và động lực của doanh nghiệp, vì ở vị thế này, họ có thể dễ dàng đạt lợi nhuận tối ưu.

Như vậy, cuộc chạy đua giành vị trí thống lĩnh thị trường của Grab hay taxi truyền thống cũng góp phần thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả.

Cách chủ động bảo vệ người tiêu dùng tốt nhất trong một thị trường biến động giá cả liên tục là tạo ra môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng, hạn chế đến mức thấp nhất sự tập trung quyền lực kinh tế.

Do vậy, không ai cấm doanh nghiệp cố gắng giành vị trí thống lĩnh thị trường cả, ngay các nước phát triển. Trong việc tăng giá của Grab, quyền lợi của người dùng chỉ có thể được đảm bảo bằng Luật Cạnh tranh.

Theo đó, Grab có toàn quyền tự do tăng giá, còn người tiêu dùng có quyền đòi hỏi mức tăng giá “thỏa đáng”. Tính “thỏa đáng” này phải được quy định theo các chuẩn mực của Luật Cạnh tranh và do Cục Chống độc quyền chịu trách nhiệm.

Cách chủ động bảo vệ người tiêu dùng tốt nhất trong một thị trường biến động giá cả liên tục là tạo ra môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng, hạn chế đến mức thấp nhất sự tập trung quyền lực kinh tế.

Trong quá trình nghiên cứu về Luật Cạnh tranh, giáo sư Nguyễn Vân Nam nhận thấy luật này hiện còn nhiều thiếu sót, bất cập, thậm chí không quy định rõ hậu quả pháp lý của một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều này làm cho các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng rất lúng túng, thậm chí thờ ơ với luật.

Ông đề xuất, cần  nhanh chóng nghiên cứu và hoàn thiện Luật Cạnh tranh, nhất là phải công nhận quyền khiếu nại, khởi kiện doanh nghiệp khi tăng giá quá mức, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

“Trong trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, chẳng hạn như tăng giá quá mức, ảnh hưởng đến số đông người tiêu thụ, Nhà nước phải có trách nhiệm khởi kiện vì Nhà nước là người đại diện bảo vệ quyền lợi chung của xã hội” - giáo sư Nguyễn Vân Nam nói.

Theo giáo sư Nam, cũng cần có một cơ quan độc lập để kiểm soát và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, có trách nhiệm giống như Hiệp hội Quản lý nhượng quyền giao thông vận tải (LTFRB) của Philippines hay Ủy ban Cạnh tranh (CCS) của Singapore - những đơn vị đã điều chỉnh và giám sát chặt chẽ giá cước Grab và Uber rất hiệu quả trong thời gian qua. 

“Thay vì than phiền, kêu gọi tẩy chay hay khởi kiện các hãng “taxi công nghệ”, các hãng taxi truyền thống nên tự làm mới mình.

Việc đổi mới, ứng dụng công nghệ chỉ cần đạt 80% so với những gì Grab hay Uber có là đã quá đủ; một số hãng thậm chí nên sát nhập với nhau để tăng hiệu quả hoặc thậm chí có thể cân nhắc việc hai, ba hãng cùng dùng chung một platform công nghệ”.

Theo ông Trần Bằng Việt - Chủ tịch Liên đoàn các nhà lãnh đạo và doanh nhân trẻ toàn cầu

Xuân Lộc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI