Nửa triệu khối đất tách khỏi núi, "dọa" vùi lấp hàng chục nhà dân xuống hồ thủy điện

23/10/2021 - 13:40

PNO - Mắc kẹt giữa một bên là lòng hồ thủy điện, một bên là ngọn núi cao vút nứt toác đang “doạ sập”, hàng chục hộ dân luôn phải sống cảnh nơm nớp lo sợ, đi ở nhờ mỗi khi có mưa lớn suốt một năm qua.

Suốt 1 năm qua, hàng chục hộ dân ở bản Bủng Xát (xã Châu Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An) phải sống trong lo âu dưới quả núi nứt nẻ, nhất là thời điểm mưa bão dồn dập đến. Trong khi chủ trương di dời dân vẫn nằm trên giấy, họ phải liên tục kéo nhau đi trú ẩn mỗi khi có mưa lớn.
Suốt một năm qua, hàng chục hộ dân ở bản Bủng Xát (xã Châu Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An) phải sống trong lo âu dưới quả núi nứt nẻ, nhất là thời điểm mưa bão dồn dập đến. Trong khi chủ trương di dời dân vẫn nằm trên giấy, họ phải liên tục kéo nhau đi trú ẩn mỗi khi có mưa lớn.
Theo người dân địa phương, tháng 10/2020, đất đá từ trên núi bất ngờ đổ xuống khu vực bản Bủng Xát. Người dân trong bản nghe tiếng núi lở thì hô hoán nhau tháo chạy ra khỏi nhà. Sáng hôm sau, họ lên núi kiểm tra thì hốt hoảng phát hiện vết nứt rất mới, kéo dài ở sau lưng bản.
Theo người dân địa phương, tháng 10/2020, đất đá từ trên núi bất ngờ đổ xuống khu vực bản Bủng Xát. Người dân trong bản nghe tiếng núi lở thì hô hoán nhau tháo chạy ra khỏi nhà. Sáng hôm sau, họ lên núi kiểm tra thì hốt hoảng phát hiện vết nứt rất mới, kéo dài ở sau lưng bản.
Vết nứt này rộng 1m, nhiều đoạn sâu khoảng 2m, chạy theo hình vòng cung dài hơn 200m, xé toạc triền núi, có nguy cơ đổ sập xuống bất cứ lúc nào. Ước tính, có khoảng nửa triệu m3 đất đá đã bị tách rời hoàn toàn khỏi triền núi và có nguy cơ đổ ập xuống, đe dọa 17 nhà dân và tuyến đường nhựa phía dưới chân núi.
Vết nứt này rộng 1m, nhiều đoạn sâu khoảng 2m, chạy theo hình vòng cung dài hơn 200m, xé toạc triền núi, có nguy cơ đổ sập xuống bất cứ lúc nào. Ước tính, có khoảng nửa triệu m3 đất đá đã bị tách rời hoàn toàn khỏi triền núi và có nguy cơ đổ ập xuống, đe dọa 17 nhà dân và tuyến đường nhựa phía dưới chân núi.
Hiện nguyên nhân khiến núi bị nứt toác vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, một số người dân cho rằng, có thể do tác động của 2 đập thủy điện kẹp hai bên bản, sau khi các đập này tích nước để phát điện đã khiến chân núi bị dịch chuyển.
Hiện nguyên nhân khiến núi bị nứt toác vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, một số người dân cho rằng, có thể do tác động của 2 đập thủy điện kẹp hai bên bản, sau khi các đập này tích nước để phát điện đã khiến chân núi bị dịch chuyển.
Bà Lộc Thị Diễn (trú bản Bủng Xát) cho biết, sau khi xuất hiện vết nứt trên núi, gia đình bà đã phải đi ở nhờ nhà người thân suốt 2 tháng. Sau đó, bà và nhiều gia đình khác lần lượt quay về vì không thể tiếp tục làm phiền dù vẫn còn nhiều bất an. Suốt 1 năm qua, gia đình bà đã nhiều lần phải chạy đi sơ tán vì sợ núi lở.
Bà Lộc Thị Diễn (trú bản Bủng Xát) cho biết, sau khi xuất hiện vết nứt trên núi, gia đình bà đã phải đi ở nhờ nhà người thân suốt 2 tháng. Sau đó, bà và nhiều gia đình khác lần lượt quay về vì không thể tiếp tục làm phiền dù vẫn còn nhiều bất an. Suốt một năm qua, gia đình bà đã nhiều lần phải đi ở nhờ như vậy vì sợ núi lở.
Hông núi bị sạt, căn nhà sàn của bà Diễn hiện chỉ cách vực sâu chưa đầy nửa mét. Bà nói “cũng không nhớ đã phải chạy đi sơ tán bao nhiêu lần. Hễ mưa lớn lại chạy, mỗi lần 1 tuần đến nửa tháng mới quay về”.
Hông núi bị sạt, căn nhà sàn của bà Diễn hiện chỉ cách vực sâu chưa đầy nửa mét. Bà nói “cũng không nhớ đã phải chạy đi "sơ tán" bao nhiêu lần. Hễ mưa lớn lại chạy, mỗi lần 1 tuần đến nửa tháng mới quay về”.
Ông Lộc Văn Hùng (trú bản Bủng Xát) cho hay đã quá mệt mỏi vì phải sơ tán mỗi khi trời mưa song không còn cách nào khác. Ông cùng các hộ dân nơi đây chỉ mong sớm được di dời đến nơi an toàn để sớm ổn định cuộc sống.
Ông Lộc Văn Hùng (trú bản Bủng Xát) cho hay đã quá mệt mỏi vì phải di chuyển mỗi khi trời mưa song không còn cách nào khác. Ông cùng các hộ dân nơi đây chỉ mong sớm được di dời đến nơi an toàn để ổn định cuộc sống.
Sau khi xuất hiện vết nứt, UBND huyện Con Cuông đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Nghệ An đề nghị cho chủ trương để di dời khẩn cấp các hộ dân bị ảnh hưởng. Theo kế hoạch, 17 hộ dân sẽ được di dời ra khỏi khu vực nguy cơ này đến nơi ở mới. Tuy nhiên, đến nay, 1 năm đã trôi qua, việc bố trí tái định cư cho các hộ dân này vẫn đang nằm trên giấy.
Sau khi xuất hiện vết nứt, UBND huyện Con Cuông đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Nghệ An đề nghị cho chủ trương để di dời khẩn cấp các hộ dân bị ảnh hưởng. Theo kế hoạch, 17 hộ dân sẽ được di dời ra khỏi khu vực nguy cơ này đến nơi ở mới. Tuy nhiên, đến nay, một năm đã trôi qua, việc bố trí tái định cư cho các hộ dân này vẫn đang nằm trên giấy.
Ông Kha Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Châu Khê cho biết, do lo sợ núi lở và không thể chờ đợi được nên có 2 gia đình nằm trong diện nguy hiểm nhất đã phải tự tìm đất và tự di dời nhà đến nơi khác. “Cứ có mưa là chúng tôi lại phải chạy đến vận động để sơ tán dân và cử lực lượng canh phòng để đảm bảo an toàn cho người qua lại, vì sợ núi sập xuống” - ông Thương nói.
Ông Kha Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Châu Khê, cho biết do lo sợ núi lở và không thể chờ đợi được nên có 2 gia đình nằm trong diện nguy hiểm nhất đã phải tự tìm đất và tự di dời nhà đến nơi khác. "Cứ có mưa là chúng tôi lại phải chạy đến vận động để sơ tán dân và cử lực lượng canh phòng để đảm bảo an toàn cho người qua lại, vì sợ núi sập xuống” - ông Thương nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI