Nụ cười và nước mắt trong cuộc hội ngộ "không nên có"

10/10/2021 - 15:31

PNO - Sáng 10/10, Bảo tàng Áo dài Việt Nam (quận 9, TPHCM) mở cửa đón đoàn khách đặc biệt. Không khí rộn ràng niềm vui, nhưng cũng không thiếu những giọt nước mắt.

 

Được sự cho phép của cơ quan quản lý, Bảo tàng Áo dài Việt Nam mở cửa đón đoàn khách 'đặc biệt' vào sáng 10/10. Đây cũng là đoàn khách đầu tiên đến bảo tàng sau nhiều tháng phải đóng cửa vì dịch COVID-19. Họ là những y bác sĩ đến từ Lai Châu và Hưng Yên được chi viện hỗ trợ TPHCM chống dịch thời gian qua.
Được sự cho phép của cơ quan quản lý, Bảo tàng Áo dài Việt Nam mở cửa đón đoàn khách "đặc biệt" vào sáng 10/10. Đây cũng là đoàn khách đầu tiên đến bảo tàng sau nhiều tháng nơi đây phải đóng cửa vì dịch COVID-19. Họ là những y bác sĩ đến từ Lai Châu và Hưng Yên hỗ trợ TPHCM chống dịch thời gian qua. 
Sau những ngày làm việc căng thẳng, các y, bác sĩ được cho nghỉ ngơi vài ngày. Họ được đi Cần Giờ, sau đó đến thăm Bảo tàng Áo dài Việt Nam, trước khi trở về quê hương vào ngày 15/10 tới đây.
Sau những ngày làm việc căng thẳng, các y, bác sĩ được nghỉ ngơi vài ngày. Các anh chị được đi Cần Giờ, sau đó đến thăm Bảo tàng Áo dài Việt Nam, trước khi trở về quê hương vào ngày 15/10. Bà Huỳnh Ngọc Vân (Giám đốc Bảo tàng Áo dài Việt Nam chia sẻ): "Cuộc hội ngộ này thật sự đặc biệt với chúng tôi. Đây cũng là lời cảm ơn chúng tôi dành cho tình cảm, sự đóng góp của họ vì TPHCM trong suốt thời gian qua. Chúng tôi thực sự biết ơn vì tất cả họ đã làm cho TPHCM".
Các y, bác sĩ được chia làm 2 đoàn. Họ lần lượt được tham quan các khu trưng bày áo dài.
Các y, bác sĩ được chia làm 2 đoàn, lần lượt được tham quan các khu trưng bày áo dài.

 

Chiếc áo dài trắng của Hoa hậu H'Hen Niê từng mang dự thi Hoa hậu Hoàn vũ 2018 được quan tâm đặc biệt. Cô cũng là tình nguyện
Chiếc áo dài trắng của Hoa hậu H'Hen Niê từng mang dự thi Hoa hậu Hoàn vũ 2018 được quan tâm đặc biệt. Cô cũng là tình nguyện viên tích cực hỗ trợ TPHCM chống dịch thời gian qua. 
Áo dài của các bác sĩ như: Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Nguyễn Thị Phương Tần... cũng được đoàn tham quan quan tâm vì gắn với công việc của họ.
Áo dài của các bác sĩ như: Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Nguyễn Thị Phương Tần... cũng được đoàn tham quan quan tâm.
Một thành viên trong đoàn tranh thủ ghi lại hình ảnh áo dài gắn với những loại hình di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam. Hơn 4 tháng qua, những hiện vật đều được cất giữ cẩn thận. Những ngày qua, nhân viên bảo tàng dọn dẹp, trưng bày lại để đón đoàn khách đặc biệt.
Một thành viên trong đoàn tranh thủ ghi lại hình ảnh áo dài gắn với những loại hình di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Hơn 4 tháng qua, những hiện vật đều được cất giữ cẩn thận. 
Họ cũng tranh thủ chụp ảnh trong không gian trưng bày những chiếc nón đặc trưng của từng vùng miền.
Các anh chị cũng tranh thủ chụp ảnh trong không gian trưng bày những chiếc nón đặc trưng của từng vùng miền.
Bảo tàng bố trí nhiều dướng dẫn viên để thuyết trình ở những không gian khác nhau.
Bảo tàng bố trí nhiều hướng dẫn viên để thuyết trình ở những không gian khác nhau.
Đội ngũ y, bác sĩ được bảo tàng hỗ trợ để diện áo dài chụp ảnh lưu niệm. Ai cũng đều thich thú.
Đội ngũ y, bác sĩ được bảo tàng hỗ trợ để diện áo dài chụp ảnh lưu niệm. Ai cũng đều thích thú.

 

Bác sĩ Lâm (28 tuổi) hiện là bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Hưng Yên.
Bác sĩ Lâm (28 tuổi, hiện là bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Hưng Yên) cho biết đây là lần đầu tiên anh vào TPHCM, công tác tại bệnh viện dã chiến số 16. Anh hy vọng sẽ sớm quay lại TPHCM để được đi tham quan những địa điểm nổi tiếng khác. 
Nữ điều dưỡng Ngọc Trang (24 tuổi) cho biết sau khi được huy động chị xung phong lên đường hỗ trợ TPHCM chống dịch. Đây cũng là lần đầu chị đến TPHCM. Mỗi kíp trực của chị khoảng 5-7 điều dưỡng, chăm sóc cho 500 bệnh nhân. 'Khi thấy bệnh nhân khoẻ, khỏi bệnh tôi vui mừng vô cùng. Trong đó, có những bệnh nhân khoẻ hơn chăm người bệnh nặng hơn; hoặc cũng có bệnh nhân khỏi bệnh tình nguyện ở lại giúp sức. Điều đó giúp chúng tôi giảm bớt áp lực phần nào. Tôi mong bệnh nhân sớm hồi phục trở về với gia đình', chị tâm sự. Diện bộ áo dài đỏ rực, chị thích thú tìm nhiều góc trong bảo tàng để chụp ảnh lưu niệm.
Nữ điều dưỡng Ngọc Trang (24 tuổi) cho biết đây cũng là lần đầu chị đến TPHCM. Mỗi kíp trực của chị khoảng 5-7 điều dưỡng, chăm sóc cho 500 bệnh nhân. "Khi thấy bệnh nhân khỏe, khỏi bệnh tôi vui mừng vô cùng. Trong đó, có những bệnh nhân khỏe hơn chăm người bệnh nặng hơn; hoặc cũng có bệnh nhân khỏi bệnh tình nguyện ở lại giúp sức. Điều đó giúp chúng tôi giảm bớt áp lực phần nào. Tôi mong bệnh nhân sớm hồi phục trở về với gia đình", chị tâm sự. Diện bộ áo dài đỏ rực, chị thích thú tìm nhiều góc trong bảo tàng để chụp ảnh lưu niệm.
Các y, bác sĩ
Các y, bác sĩ chụp ảnh với không gian cổ xưa trong bảo tàng.
Tiến sĩ Lê Hồng Phước (hiện đang công tác tại Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia TPHCM, cũng là một nhà nghiên cứu về cải lương, đờn ca tài tử) cũng có mặt trong cuộc gặp gỡ này. Anh giới thiệu về cải lương, đờn ca tài tử và hát tặng y, bác sĩ một bản đờn ca tài tử do anh sáng tác, dựa trên cảm xúc sau khi xem phim tài liệu Ranh giới được dư luận chú ý gần đây.
Tiến sĩ Lê Hồng Phước (công tác tại Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia TPHCM, cũng là một nhà nghiên cứu về cải lương, đờn ca tài tử) cũng có mặt trong cuộc gặp gỡ này. Anh giới thiệu về cải lương, đờn ca tài tử và hát tặng y, bác sĩ một bản đờn ca tài tử do anh sáng tác, dựa trên cảm xúc sau khi xem phim tài liệu Ranh giới được dư luận chú ý gần đây. Nội dung khá xúc động, khiến nhiều người nghe đỏ hoe mắt. 

* Trích đoạn tiết mục của tiến sĩ Lê Hồng Phước:

 

 

Bác sĩ đại diện đoàn bác sĩ tỉnh Hưng Yên nói đây có lẽ là buổi gặp gỡ không nên có, khiến nhiều người bất ngờ. Nhưng tất cả đều nhanh chóng hiểu được điều chị muốn nhắn nhủ
Bác sĩ Phạm Thị Hải Lý (Trưởng đoàn cán bộ y tế tỉnh Hưng Yên) nói đây có lẽ là buổi gặp gỡ "không nên có", khiến nhiều người bất ngờ. Nhưng tất cả đều nhanh chóng hiểu được điều chị muốn nhắn nhủ, bởi cuộc gặp này cũng là lúc TPHCM đã đi qua quá nhiều đau thương, mất mát trong dịch bệnh. Khi nghe tiết mục của tiến sĩ Lê Hồng Phước, chị xúc động và khóc. Ngay khi đứng chia sẻ với các đồng nghiệp chị cũng không kiềm được nước mắt. 

 

ới tư cách người đứng đầu bảo tàng, Bà Huỳnh Ngọc Vân nói vsẽ cố gắng đóng góp vào sự phát triển của TPHCM trong thời gian tới để nơi đây sớm thịnh vượng trở lại như trước, để xứng đáng với sự góp sức, hỗ trợ từ nhiều địa phương trên khắp cả nước. Bà cũng không giấu được sự nghẹn ngào trong từng lời nói.
Với tư cách người đứng đầu bảo tàng, bà Huỳnh Ngọc Vân cho biết sẽ cố gắng đóng góp vào sự phát triển của TPHCM trong thời gian tới để nơi đây sớm thịnh vượng trở lại như trước, để xứng đáng với sự góp sức, hỗ trợ từ nhiều địa phương trên khắp cả nước. Bà cũng không giấu được sự nghẹn ngào trong từng lời nói.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocnhinvi /strCate=gocnhin

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEdungquenhovi /strCate=dungquenho
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthoisuvi /strCate=thoisu