Nhún nhảy trên không trung ở làng đu tiên hơn 150 năm tuổi

29/01/2020 - 18:13

PNO - Lễ hội đu tiên Gia Viên truyền thống tại Huế được giữ gìn hàng trăm năm, nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Cứ mỗi độ xuân về làng Gia Viên xã Phong Hiền (H.Phong Điền – Thừa Thiên Huế lại bước vào hội đu tiên. Năm nay  lễ hội bắt đầu khai mạc từ ngày 4 Tết xuân Canh Tý đến hết kỳ nghỉ Tết
Cứ mỗi độ xuân về làng Gia Viên xã Phong Hiền (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) lại tưng bừng bước vào hội đu tiên truyền thống. Năm nay lễ hội bắt đầu khai mạc từ ngày mùng 4 đến hết ngày mùng 6 Tết Canh Tý. Mở đầu hội đu tiên, một bô lão uy tín của làng Gia Viên vận áo dài khăn đống đánh trống và thực hiện các nghi lễ truyền thống, sau đó lên giá đu để mở màn ngày hội. Tham gia đu tiên, ngoài việc phải đu cho thật cao, người chơi còn phải nhún sao cho đẹp mắt, phải tạo đà sao cho đu càng cao càng tốt.
 
Theo các vị bô lão trong làng, đu tiên Gia Viên là một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng quê ven sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên - Huế được người dân bảo tồn, gìn giữ trong suốt hơn 150 năm qua, với mục đích tạo không khí vui tươi đầu năm, quan trọng hơn là cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bên cạnh đó thắt chặt tinh thần đoàn kết của người dân
Theo các vị bô lão trong làng, đu tiên Gia Viên là một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng quê ven sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên - Huế được người dân bảo tồn, gìn giữ trong suốt hơn 150 năm qua, với mục đích tạo không khí vui tươi đầu năm, quan trọng hơn là cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bên cạnh đó thắt chặt tinh thần đoàn kết của người dân. Dù trời mưa nặng hạt nhưng đông đảo bà con địa phương cùng du khách đã có mặt cùng tham dự Hội đu tiên truyền thống làng Gia Viên
Có nhiều loại hình thức và cách thức đánh đu, nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất là đánh đu đôi hay còn gọi là đu tiên. Theo đó, từng cặp hai người sẽ lên so tài đánh đu sao cho đẹp mắt và nhún bay lên một tầm nhất định để được tán thưởng.
Có nhiều loại hình thức và cách thức đánh đu, nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất là đánh đu đôi hay còn gọi là đu tiên. Theo đó, từng cặp hai người sẽ lên so tài đánh đu sao cho đẹp mắt và nhún bay lên một tầm nhất định để được tán thưởng.
phần tranh tài của các nam thanh niên khỏe mạnh trong tiếng reo hò, cổ vũ
Phần tranh tài của các nam thanh niên khỏe mạnh trong tiếng reo hò, cổ vũ
Theo các vị bô lão trong làng, đu tiên Gia Viên là một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng quê ven sông Bồ - tỉnh Thừa Thiên Huế được người dân bảo tồn, gìn giữ trong suốt hơn 150 năm qua, với mục đích tạo không khí vui tươi đầu năm, quan trọng hơn là cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bên cạnh đó thắt chặt tinh thần đoàn kết của người dân.
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Ất Tị, năm thứ tám niên hiệu Đại Trị đời Trần Dụ Tông (1363)…, mùa xuân, tháng Giêng, người Chiêm Thành đến bắt dân ở châu Hóa. Hàng năm, cứ đến mùa xuân tháng Giêng, con trai, con gái họp nhau đánh đu ở Bà Dương". Như vậy, từ thế kỷ XII đã ghi nhận sự thịnh hành của trò chơi dân gian này, qua đó cũng thấy được sự hoà nhập hết sức tự nhiên của đánh đu trong cuộc sống và lễ hội của người Việt
Có 5 giải được trao cho 5 người có thành tích thi đấu xuất sắc nhất, bao gồm giải cúng, nhất, nhì, ba và cuối cùng là giải phá. Giải cúng là giải được trao cho người đầu tiên đu cao nhất và chạm tay vào được lá cờ trên đỉnh đu. Giải phá là giải cuối cùng được trao cho người giật được cờ ra khỏi đỉnh đu

Tại Hội đu tiên làng Gia Viên có 5 giải được trao cho 5 người có thành tích thi đấu xuất sắc nhất, bao gồm giải cúng, nhất, nhì, ba và cuối cùng là giải phá. Giải cúng là giải được trao cho người đầu tiên đu cao nhất và chạm tay vào được lá cờ trên đỉnh đu. Giải phá là giải cuối cùng được trao cho người giật được cờ ra khỏi đỉnh đu. 

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI