Nhiều sách giáo khoa vẫn còn mang nặng định kiến giới

31/03/2016 - 22:14

PNO - Sáng nay (31/3), Bộ GD-ĐT, Đài Tiếng nói VN và UNESCO tổ chức buổi họp báo về thực hiện Sáng kiến bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái ở VN.

Nhieu sach giao khoa van con mang nang dinh kien gioi
Hình ảnh tại buổi họp báo

Tháng 8/2015, Bộ GD-ĐT và Văn phòng UNESSCO đã khởi động Sáng kiến Bình đẳng giới và Giáo dục trẻ em gái ở Việt Nam để tăng cường việc thực hiện quyền của trẻ em gái và phụ nữ về giáo dục và loại bỏ những bất bình đẳng mà phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt tại gia đình, trường học và cộng đồng.

Bà Trần Thị Phương Nhung – cán bộ quản lý chương trình của UNESCO cho biết: “Tổng cộng có 196 cán bộ giáo dục đã tham gia hội thảo tham vấn và tập huấn thông qua đó họ đã có tăng cường năng lực trong lập kế hoạch có nhạy cảm giới, quản lý dựa trên kết quả cho kế hoạch hành động sau năm 2015 cũng như trong việc lồng ghép giới và xóa bỏ định kiến giới trong chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015”.

Cũng tại buổi hợp, Ông Trần Kim Tự, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ kiêm Phó chủ tịch Ban vì sự tiến bộ Phụ nữ, Bộ GD-ĐT đã thông báo những kết quả đạt được trong xây dựng kế hoạch hành động  2016-2020 về Bình đẳng giới trong ngành Giáo dục.

Tại buổi họp, nhiều ý kiến cho rằng chương trình sách giáo khoa của các cấp học từ Tiểu học đến THPT vẫn còn mang nặng định kiến giới và cần phải thay đổi. Cụ thể, trong sách giáo khoa tiểu học sự xuất hiện hình ảnh của cô giáo nhiều hơn là hình ảnh người thầy, hình ảnh minh họa về gia đình, nội trợ luôn là hình ảnh người vợ cho đến hình tượng nhân vật nữ hay than thân trách phận… Những hình ảnh đó ăn sâu vào nhận thức của nhiều thế hệ học sinh và vô tình mang trong mình định kiến về giới.

Nhieu sach giao khoa van con mang nang dinh kien gioi
Ở Việt Nam bất bình đẳng giới vẫn còn phổ biến, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh minh họa: Internet

UNESCO và Bộ GD-ĐT đã hợp tác xây dựng chiến lược kết nối trường học với phụ huynh và cộng đồng, tạo môi trường thuận lợi cho học sinh áp dụng hiệu quả những cái gì các em đã học ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. Đồng thời tăng cường giáo dục phụ huynh và cộng đồng thông qua các em học sinh.

Sáng kiến Bình đẳng giới góp phần thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho việc thực hiện quyền được giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ thông qua việc lồng ghép vấn đề giới vào các kế hoạch, các hoạt động bồi dưỡng năng lực lãnh đạo và nâng cao nhận thức.

Nhật Hạ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI