Nhật Bản đối phó với vụ bê bối thực phẩm

08/11/2013 - 10:05

PNO - PNO - Vụ bê bối xảy ra khi các cửa hàng hàng đầu của Nhật Bản thừa nhận họ đã bán thực phẩm dán nhãn sai, quảng cáo láo về hàng hóa chất lượng cao hoặc chứa các thành phần đắt tiền.

Ví dụ, tôm sú và nước cam vắt mà chuỗi cửa hàng Takashimaya thừa nhận là từ nguyên liệu thông thường, chứ không phải tôm Fauchon hảo hạng của Pháp hay cam nhập khẩu đặc biệt như ghi trên nhãn mác.

Nhat Ban doi pho voi vu be boi thuc pham

Giám đốc điều hành chuỗi cửa hàng Takashimaya hàng đầu Nhật Bản, ông Yutaka Masuyama (giữa) cúi đầu xin lỗi tại một cuộc họp báo sau khi thừa nhận công ty đã bán thực phẩm dán nhãn sai - Ảnh: AFP/Jiji Press
 

Tại cuộc họp báo thường kỳ, ngày 6/11 Chánh văn phòng Nội các Nhật bản Yoshihide Suga nói: “Điều này cực kỳ đáng tiếc vì nó làm suy yếu nghiêm trọng niềm tin của người tiêu dùng”. Ông cho biết, vụ bê bối vẫn đang lan rộng, và nói: “Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng sẽ có hành động nghiêm khắc theo pháp luật đối với những kiểu bán hàng gian dối”.

Trong bối cảnh thực phẩm Nhật Bản đã xây dựng được một danh tiếng trên toàn thế giới về chất lượng và sự an toàn, vụ bê bối thực phẩm thực sự là một đòn giáng vào các nhà sản xuất Nhật Bản. Bước đầu, chính phủ Nhật thể hiện quyết tâm bài trừ cách làm ăn gian dối bằng việc công khai danh tính các doanh nghiệp can dự vào vụ việc, bên cạnh các biện pháp tăng cường kiểm tra của các cơ quan chức năng và bảo vệ người tiêu dùng.

Danh sách cố tình dán nhãn sai còn có chuỗi khách sạn lớn Hankyu Hanshin hiện đang điều hành khách sạn Ritz-Carlton Osaka, chuỗi Tokyu hiện đang điều hành 45 khách sạn và khách sạn New Otani Kumamoto. Các khách sạn này đã thừa nhận hành vi sai trái trong việc ghi tên mặt hàng tôm và thịt bò trong thực đơn.

THANH HIỀN (Theo AFP)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI