PNO - Tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 2, có những em bé vừa lọt lòng mẹ đã bị bỏ rơi. Các bé sống trong tình yêu thương của các bác sĩ, điều dưỡng. Mỗi khi thoáng thấy các cô điều dưỡng, bác sĩ đi ngang qua, các bé hé mắt nhìn, giơ tay đòi ẵm bồng, yêu thương...
|
Những em bé mong chờ gia đình đón về nhà |
![]() |
Sắp tới giờ thăm nuôi, gặp em bé, cha mẹ, người thân của các "thiên thần nhí" đến chờ gặp con đông dần. Tưởng chừng khoa Sơ sinh là nơi nhiều niềm vui, ấm áp nhất, nhưng ở đây có những trẻ vừa sinh ra đã phải mòn mỏi chờ cha mẹ đón về nhà. |
![]() |
Những ngày qua, các bác sĩ, điều dưỡng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM dường như tất bật hơn. Chỉ trong thời gian ngắn, nơi này đón nhận đến 4 em bé sinh non chỉ vài tháng tuổi. Các con khóc ngằn ngặt đòi mẹ, các con chưa đủ lớn để biết mình bị bỏ rơi. |
![]() |
Nghe bé khóc, các cô điều dưỡng liền pha sữa cho con bú, con ngoan và bú rất giỏi. |
![]() |
Bé trai hơn 3 tháng tuổi, bị mẹ bỏ lại bệnh viện từ khi vừa lọt lòng vì sinh non, mắc nhiều biến chứng liên quan đến mắt, hô hấp. Qua thời gian điều trị, bé đã dần ổn định, sức khỏe khá lên. Những khi cảm nhận các cô điều dưỡng, bác sĩ đi ngang qua, con giật mình đòi ẵm bồng. |
![]() |
No sữa, các con ngủ ngon lành chờ cha mẹ đến đón về. Nhiều tháng qua, dù bệnh viện tích cực liên hệ với người nhà theo số điện thoại đăng ký trước đó nhưng đa phần đều không liên lạc được. Cũng có trường hợp người nhà tắt máy ngang khi thấy số điện thoại gọi đến là của bệnh viện. |
![]() |
ThS.BS Nguyễn Thị Kim Nhi - Phó khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết: "4 bé sinh non bị bỏ lại bệnh viện chỉ mới vài tháng tuổi, vừa biết bú sữa. Lúc trước, ở đây có vài trẻ mắc dị tật bẩm sinh nhưng hiện 7 bé đã được điều trị các bệnh lý liên quan đến sinh non, hiện sức khỏe các bé ổn định, có bé hoàn toàn khỏe mạnh. Có lần, chúng tôi lấy điện thoại cá nhân gọi thử, mẹ của bé bắt máy nhưng vừa nghe giới thiệu đã tắt ngang, dù bệnh viện đã cho biết sẽ không thu phí điều trị của các bé". |
![]() |
Nghe tiếng bác sĩ, bé trai mở mắt nhìn rồi chợt mỉm cười khi bác sĩ Nhi gọi "Con ơi, ăn sữa nha". |
![]() |
Bé Bình (2 tuổi) bị bỏ lại khoa Sơ sinh từ lúc dịch COVID-19 đến nay, bé đẹp trai, thông minh và rất thích cười. Điều dưỡng Bùi Hồng Nga vừa pha sữa cho bé Bình vừa nói: "Bé Bình lớn rồi, biết hết đó, mỗi lần nghe chuông điện thoại reo là bé mở mắt bò lại, dường như rất mong ngóng người thân đến đón. Có một lần, gọi điện thoại cho mẹ bé Bình, chị bắt máy, nhưng chưa nghe hết câu đã tắt rồi. Chúng tôi cũng hay gửi hình của Bình vào Zalo từ số điện thoại của mẹ Bình, mong rằng chị thấy con mình khỏe mạnh, đẹp đẽ sẽ sớm đến đón con về". |
![]() |
Chỉnh lại chiếc gối nằm cho Bình, điều dưỡng Nga cho biết có thể cha mẹ của Bình có khó khăn riêng, nhưng chị rất mong họ sẽ suy nghĩ lại. "Hôm trước có một bé bị bỏ lại đây hơn nửa năm, chúng tôi cứ gọi điện thoại, nhắn nhủ, may mắn, người cha đã đến rước bé về nhà. Hy vọng các con ở đây cũng sớm được về với vòng tay yêu thương của cha mẹ", chị Nga nói. |
![]() |
Bình đang dần lớn, các "mẹ" ở khoa sơ sinh cũng không đặt tên thân mật cho con, để con nhớ cái tên mà mẹ ruột đã đặt cho mình cùng mong ước bình an. |
![]() |
Cũng như Bình, bé Hân (1 tuổi) chỉ có các cô và em gấu bông màu hồng làm bạn. Cứ mỗi lần các cô bác sĩ, điều dưỡng bận việc, bé Hân nằm chơi với em gấu bông. |
![]() |
Em bé ngây thơ đang sống trong tình thương của các cô, các chú khoa sơ sinh. Con còn quá nhỏ để biết vừa chào đời, đã phải "mồ côi". Trung bình cứ mỗi tuần lại có vài bé bị mẹ vội vàng chối bỏ. Các cô điều dưỡng, bác sĩ tại đây vẫn ngày ngày chăm sóc, chữa trị để các con khỏe mạnh và tin rẳng cha mẹ sẽ sớm đến đón bé về. |
![]() |
Tã, sữa, thuốc thang... bệnh viện cùng mạnh thường quân đang bên cạnh bé, nhưng điều mà các bé cần là một mái nhà yêu thương. Các bác sĩ chắc chắn rằng, nếu thấy con mình, các ông bố bà mẹ có thể đón bé về nhà, bệnh viện sẽ không thu viện phí hay tiền chăm sóc các bé trong thời gian qua. |
Tam Nguyên - Phạm An
Chia sẻ bài viết: |
Với bệnh nhân ung thư vú, một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng là rất quan trọng.
Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 1.323 bệnh nhân COVID-19, tăng nhẹ so với ngày hôm qua.
Chùm bóng bay sinh nhật phát nổ khiến bệnh nhi 15 tuổi phải nhập viện vì bỏng nặng vùng mặt, tay.
Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho thấy 3/5 sản phẩm được lấy mẫu phát hiện chất cấm Sildenafil và Sibutramine.
Vừa sạc điện thoại vừa chơi điện tử, nam thanh niên tại Hà Nội phải nhập viện vì bàn tay dập nát, vùng cẳng chân cũng bị ảnh hưởng...
Tư vấn từ xa - kênh kết nối của người dân với bác sĩ trong bối cảnh dịch COVID-19 - hiện vẫn được nhiều bệnh viện duy trì.
Bộ Y tế tiếp tục có công văn gửi Bảo hiểm xã hội về việc thanh toán với các dịch vụ thực hiện bằng máy đặt, máy mượn.
Bộ Y tế cho biết, số bệnh nhân COVID-19 trên cả nước tiếp tục giảm. Tại TPHCM, ngày 23/5 chỉ ghi nhận thêm 8 ca mới.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới, Bộ Y tế cho biết sẽ giám sát chặt để ngăn chặn bệnh xâm nhập.
Dù bình thường là những đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, thế nhưng, sau cú sốc tâm lý, không ít trường hợp gặp phải hội chứng rối loạn stress sau sang chấn.
Bộ Y tế cho biết, ngày 22/5 Việt Nam ghi nhận 1.319 ca mắc COVID-19, tiếp tục chuỗi giảm trong tuần qua.
Anh D. cao 1,81m nhưng nặng tới 130kg. Anh D. phát hiện mắc đái tháo đường từ cách đây 5 năm.
Không nên uống nước đậu đen thay thế cho nước lọc mà chỉ dùng để thay thế nước ngọt, bánh kẹo hay bữa ăn phụ.
Đến nay, số lượng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ tăng, thường rơi vào nhóm trẻ trên hai tuổi, do cha mẹ, người nuôi dưỡng phát hiện muộn.
Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận 1.457 bệnh nhân COVID-19 tại 43 tỉnh, thành phố.
Nếu coi hệ miễn dịch như một thành trì giúp cơ thể phòng chống bệnh tật thì dinh dưỡng chính là nguyên liệu xây nên thành trì đó...
Nghe thầy bói phán dáng mũi làm tiêu tán tài lộc, người phụ nữ tại Thanh Hóa tới tiệm spa để tiêm filler và ngậm "trái đắng".
Lo không sử dụng hết vắc xin đã mở, Viện Vệ sinh dịch tễ cho biết các địa phương có thể dùng Moderna cho trẻ 6-11 tuổi để tiêm cho người lớn.