Không quân Việt Nam, Maylaysia, Philippines phải làm gì trước Trung Quốc?

21/04/2016 - 17:48

PNO - Câu hỏi đặt ra là trước thế mạnh của Trung Quốc, không quân ba nước Việt Nam, Malaysia và Philippines phải có đối sách nào???

Trong một bài phân tích đăng ngày 12/04/2016 trên trang  The Interpreter của Viện Nghiên Cứu Chính Sách Quốc Tế Lowy tại Úc (Lowy Institute for International Policy), chuyên gia phân tích Henrik Paulsson thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược Singapore đã phân tích chiến lược giành quyền kiểm soát không phận Biển Đông của Trung Quốc và thực lực cũng như khả năng đối phó của ba đối thủ Đông Nam Á.

Số lượng vượt trội...

Khong quan Viet Nam, Maylaysia, Philippines phai lam gi truoc Trung Quoc?
Lực lượng không quân hùng hậu của Trung Quốc

 Số lượng máy bay Trung Quốc vượt xa bất kỳ những gì mà Việt Nam, Malaysia hay Philippines hiện có. Riêng Quân Khu Quảng Châu ở miền nam Trung Quốc đã có khoảng 158 chiến đấu cơ hiện đại và 164 chiếc cũ hơn, thuộc cả Không Quân lẫn Không Lực của Hải Quân. Đa số chiến đấu cơ mới thuộc loại Sukhoi Su-27, gồm khoảng 110 chiếc.
 
Chỉ tính riêng các cơ sở hậu cần và sức chứa của các căn cứ không quân tại Quân Khu Quảng Châu mà thôi, Trung Quốc có thể triển khai một lực lượng với số máy bay và hỏa lực vượt xa tất cả các đối thủ gộp lại.
 
Ngược lại, Việt Nam có 40 máy bay hiện đại thuộc loại mới hơn Su-27, trong đó có 29 chiếc Su-30Mk2, một trong những phiên bản cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Việt Nam cũng có 61 chiếc máy bay cũ hơn,
 
Malaysia cũng sở hữu 18 chiếc Su-30MKM thế hệ mới trong phi đội chiến đấu cơ của mình, bên cạnh 43 chiếc máy bay cũ thuộc nhiều loại khác nhau.
 
So với Malaysia và Việt Nam, không lực Philippines yếu hơn cả, chỉ có 12 chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50 mới đặt mua của Hàn Quốc.
 
Trung Quốc nỗ lực khắc phục môi trường tác chiến bất lợi
 
Các lực lượng không quân của Việt Nam, Malaysia và Philippines có một lợi thế địa lý nhất định - những hòn đảo đang tranh chấp ở gần căn cứ không quân của họ hơn là các căn cứ Trung Quốc. Máy bay chiến đấu dù cũ của Không Quân Việt Nam và Malaysia có thể dễ dàng bay đến các vùng đảo của mình. Philippines cũng có lợi thế tương tự, nhưng lại có ít máy bay.

Khong quan Viet Nam, Maylaysia, Philippines phai lam gi truoc Trung Quoc?
Máy bay Su-30MK2 của Không quân Việt Nam

 Tuy nhiên, Trung Quốc không hoàn toàn thất thế. Loại Su-27 có một tầm hoạt động khá xa, nên có thể tiến hành các hoạt động chiến đấu từ các căn cứ trên đảo Hải Nam. Nói như vậy, nhưng khoảng cách giữa căn cứ và mục tiêu càng xa, thì thời gian dành cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính, cho việc tuần tra ngoài khơi xa càng ít. Do vậy, phi cơ Trung Quốc khó có thể thực sự tiến hành các hoạt động tuần tra hay tác chiến trên không ở một nơi xa căn cứ như trên Biển Đông. Chính vì thế mà Trung Quốc rất cần đến các căn cứ gần quần đảo Trường Sa.
 
Trung Quốc đã xây dựng một đường băng dài 2.700 mét trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, đủ dài để dùng cho bất kỳ loại chiến đấu cơ hiện hữu nào của Trung Quốc. Và Trung Quốc đã không tự giới hạn mình với một đường băng duy nhất trên đảo Phú Lâm. Họ còn xây dựng một hệ thống radar lớn và dành chỗ cho các giàn phóng tên lửa. Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu hiện đại và tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 đến đảo Phú Lâm. 

Khong quan Viet Nam, Maylaysia, Philippines phai lam gi truoc Trung Quoc?
Máy bay Trung Quốc triển khai trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa 

Từ Phú Lâm, máy bay chiến đấu của Trung Quốc có thể kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông. Xa hơn về phía nam, ở quần đảo Trường Sa, các sân bay và hệ thống phòng không xây dựng trên đá Xu Bi và Chữ Thập sắp hoàn thành, cộng thêm với các cơ sở khác của Trung Quốc như radar và bệ phóng tên lửa.
 
Từ những căn cứ không quân trên đảo đó, ngay cả các chiến đấu cơ cũ hơn của Trung Quốc cũng có thể tham gia vào các cuộc không chiến, và tấn công các căn cứ của Malaysia và Philippines gần như lúc nào cũng được, vì cả hai nước này đều thiếu khả năng phòng không hữu hiệu.

Chiến thuật chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực trên không
 
Các sân bay kết hợp với các giàn tên lửa tạo thành một mạng lưới các vùng đan xen vào nhau, có khả năng chống phá mưu toan tấn công các hòn đảo của Trung Quốc. Thoạt đầu chủ yếu tập trung vào việc chống sự thâm nhập bằng Hải Quân, Trung Quốc đã lập ra phiên bản phòng không của chiến thuật chống truy cập khu vực A2/AD (anti-access/area denial), giúp họ ngăn chặn từ xa bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng đối với các căn cứ trên đảo của họ. 

Khong quan Viet Nam, Maylaysia, Philippines phai lam gi truoc Trung Quoc?
Philippines mua sắm nhiều máy bay chiến đấu để đối phó với Trung Quốc

Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng những căn cứ trên đảo và các lực lượng không quân và hải quân có liên quan của Trung Quốc chỉ là những mục tiêu dễ triệt hạ, điều đó giả định rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự vào cuộc xung đột.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI