Khoa Dược, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Nhiều sai phạm trong thu chi và cấp phát thuốc

27/07/2016 - 13:20

PNO - Chiều 26/7, Sở Y tế TP.HCM công bố kết luận thanh tra việc mua sắm thuốc và tổ chức, hoạt động tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương sau 42 ngày tiến hành thanh tra (từ ngày 2/5-13/6/2016). Kết luận của sở cho thấy, BV có nhiều sai phạm.

Sai từ chuyên môn

Đoàn thanh tra phát hiện việc cấp phát lẻ thuốc ở bệnh viện (BV) không có thủ kho chung mà do 12 dược sĩ trung học vừa làm thủ kho, vừa cấp phát thuốc. Mỗi người quản lý khoảng 100 mặt hàng thuốc, chịu trách nhiệm khi xảy ra mất mát, hư hỏng. Dược sĩ duyệt phiếu cho bệnh nhân nhận thuốc không phải là trưởng khoa dược và cũng không được trưởng khoa dược ủy quyền theo quy định. Thực tế, BV thực hiện sai các quy chế chuyên môn dược và quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.

Đặc biệt, ở nhóm bệnh nhân điều trị nội trú diện bảo hiểm y tế, đoàn thanh tra phát hiện hiện tượng sửa số lượng ở phiếu lã nh thuốc và ghi “không phát” thuốc ở cột đã phát thuốc đối với một số thuốc. Ở các khoa Lâm sàng, khoa Dược không ghi cụ thể số thuốc người bệnh đã nhận thực tế mà ký nhận số thuốc theo yêu cầu của các khoa, không có bản lưu ở khoa Lâm sàng. Trưởng khoa Dược của một BV chia sẻ: “BV làm như vậy là không đúng quy định của ngành y tế. Phiếu bệnh nhân đã lãnh thuốc thì không được tẩy xóa, nếu xóa số lượng thì chỉ gạch ngang chữ đó và ghi bên cạnh số lượng mới, đồng thời kèm theo chữ ký của người sửa”.

Khoa Duoc, Benh vien Nguyen Tri Phuong: Nhieu sai pham trong thu chi va cap phat thuoc
BV Nguyễn Tri Phương

Mặt khác, dù khoa Dược báo cáo luôn định kỳ và đột xuất kiểm tra cảm quan về chất lượng thuốc tại các kho và nơi cấp phát thuốc, nhưng kết quả kiểm tra của Sở Y tế lại chưa thấy việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc được thống kê tại các báo cáo tồn kho, biên bản kiểm kê hằ ng tháng. Nội dung kiểm kê không thể hiện số lô, hạn dùng của thuốc, không ghi nhận số lượng theo sổ sách, số lượng kiểm tra thực tế, không xác nhận và tìm nguyên nhân thừa, thiếu hoặc hư hao. Tại nhà thuốc của BV dù có bố trí tủ trực dùng để cấp phát ngoài giờ nhưng tủ trực không có khóa. Việc phân chia giữa thuốc của tủ trực và thuốc của nhà thuốc không rõ ràng nên có nguy cơ nhầm lẫn và thất thoát.

Bà Trương Thị Mỹ Linh - Trưởng khoa Dược, BV Nguyễn Tri Phương giải thích, sở dĩ bà không ủy quyền cho dược sĩ duyệt phiếu lãnh thuốc vì các dược sĩ đã được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm hoạt động chung của kho cấp phát thuốc theo bảng phân công nhiệm vụ. Thậm chí, việc thuốc thừa hay thiếu được phát hiện khi kiểm kê cũng giao cho các dược sĩ phụ trách kho, dược sĩ trung học quản lý và chịu trách nhiệm!

Sai cả báo cáo tài chính?

Sở Y tế cho biết, BV chưa hạch toán chi tiết, mở sổ theo dõi và chưa đối chiếu định kỳ giữa các bộ phận như: nhập kho theo dõi nợ, thanh toán nợ, hạch toán kế toán nên giữa báo cáo tài chính và tổng số nợ chi tiết có chênh lệch chưa xác định được nguyên nhân. Theo báo cáo tài chính của khoa Dược BV Nguyễn Tri Phương, đến ngày 31/12/2015, số nợ (gồm: thuốc, vật tư y tế, vật tư văn phòng) mà BV này phải trả cho nhà cung cấp trên 127,5 tỷ đồng. Thế nhưng kết quả của thống kê tiền nợ chi tiết chỉ có gần 114,6 tỷ đồng. Vậy BV đã báo cáo sai gần 13 tỷ đồng? Nghĩ a là đến ngày 31/12/2015, BV vẫn chưa đối chiếu được công nợ gần 13 tỷ đồng này là đang nợ ai. Theo báo cáo của BV đến ngà y 31/12/2015, số lượng công ty dược đã đối chiếu là 72%, vật tư y tế là 69%. Tình trạng này đã có từ nhiều năm trước.

Cụ thể, đến ngày 31/8/2014, tổng số nợ chi tiết (thuốc, vật tư…) thấp hơn báo cáo tài chính gần 20,8 tỷ đồng. BV có đối chiếu công nợ với nhà cung cấp vào cuối năm nhưng chưa đầy đủ nên công nợ, chưa đảm bảo chính xác. BV còn chậm thanh toán công nợ tiền thuốc cho các công ty do các năm 2012-2013 đã mượn tiền thuốc, vật tư để chi cho cán bộ, viên chức (vượt chênh lệch thu chi trong năm) dẫn đến nợ thuốc không nguồn quyết toán gần 103 tỷ đồng…

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, một số nhân sự ở khoa Dược có quan hệ gia đình là chị, em, vợ, chồng được phân công vị trí công việc có mối liên hệ như: kế toán - phụ trách kho; kế toán - cấp phát. Đây là yếu tố nguy cơ phát sinh tiêu cực. BV chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kho thuốc; chưa có sự phối hợp giữa khoa Dược và phòng Tài chính kế toán trong việc theo dõi xuất kho, thanh quyết toán. Các chứng từ lã nh thuốc và báo cáo sử dụng thuốc hằ ng ngày (trong chương trình quản lý kho) không chuyển phòng Tài chính kế toán đối chiếu, kiểm tra lại, tổng hợp lập chứng từ xuất kho, ghi sổ kho chi tiết, hạch toán tổng hợp; hằ ng tháng lập báo cáo nhập xuất tồn kho và đối chiếu với thẻ kho của khoa Dược.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, BV phân công công việc cho các dược sĩ chưa rõ ràng, hoạt động kiêm nhiệm, nhiều giai đoạn công việc còn chồng chéo nên dễ phát sinh sai sót. Các dược sĩ đã thực hiện các quy chế chuyên môn cũng như hoạt động kiểm tra giám sát thuốc kém hiệu quả và khó quy trách nhiệm cá nhân.

Sở Y tế kết luận, các tồn tại, sai phạm trong tổ chức và hoạt động ở BV Nguyễn Tri Phương đã gián tiếp gây ra việc thất thoát thuốc, được ghi nhận là trách nhiệm của nguyên giám đốc BV, ông Nguyễn Thi Hùng, để xảy ra tình trạng này từ trước ngày 3/9/2014, ông Võ Đức Chiến - Giám đốc BV từ ngày 3/9/2014, bà Trương Thị Mỹ Linh - Trưởng khoa Dược và các dược sĩ có liên quan theo sự phân công của trưởng khoa Dược. Ngoài ra trách nhiệm này còn thuộc về trưởng phòng Tài chính kế toán qua các thời kỳ trong việc chưa phối hợp với khoa Dược.

Sở Y tế đã giao cho phòng Tổ chức cán bộ của Sở xem xét trách nhiệm của người đứng đầu BV ngay khi có kết luận của cơ quan công an hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án đối với vụ việc thất thoát thuốc tại khoa Dược BV Nguyễn Tri Phương.

Văn Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI