Dự án đập Hạ Sesan II tác động xấu đến sinh kế của người dân Campuchia và lưu vực sông Mê Kông

11/08/2021 - 06:15

PNO - Báo cáo của Human Rights Watch (HRW) cho thấy việc xây dựng đập đã hủy hoại cuộc sống của người dân Campuchia và đe dọa đến an ninh lương thực tại khu vực sông Mê Kông.

Báo cáo dài 138 trang, “Bên dưới mặt nước: Tác động đến con người từ dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở Campuchia” cho thấy, chính quyền địa phương và Tập đoàn Huaneng thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc đã phớt lờ những lo ngại của cộng đồng khoa học về việc xây dựng đập Hạ Sesan II.

John Sifto - Giám đốc vận động của Tổ chức HRW châu Á - cho biết: “Đập Hạ Sesan II đã cuốn trôi sinh kế của các cộng đồng bản địa và dân tộc thiểu số, những người trước đây chủ yếu sống quần cư, tự cung tự cấp từ đánh bắt cá, khai thác rừng và nông nghiệp”.

Con đập lớn nhất Campichia hoàn thành vào tháng 12/2018
Con đập lớn nhất Campuchia hoàn thành vào tháng 12/2018

Người bản địa, các dân tộc thiểu số khác đều bị ảnh hưởng

Người dân bản địa và các dân tộc thiểu số khác bị ảnh hưởng bởi dự án ở đông bắc Campuchia đến từ các cộng đồng Bunong, Brao, Kuoy, Lào, Jarai, Kreung, Kavet, Tampuan và Kachok.

Sifton - tác giả của báo cáo - cho biết, người dân đã bị ép buộc phải chấp nhận đền bù không thỏa đáng cho tài sản và thu nhập bị mất và được cung cấp nhà ở, dịch vụ kém tại các khu tái định cư. Họ cũng không được đào tạo hoặc hỗ trợ để giúp đảm bảo sinh kế mới.

Một phát ngôn viên của chính phủ từ chối bình luận về báo cáo, một trong số nhiều báo cáo đi kèm với việc xây dựng con đập - cho đến nay là lớn nhất ở Campuchia - gây lũ lụt ở thượng nguồn sông Sesan và Srepok, cả hai nhánh của sông Mê Kông.

Tuy nhiên, các quan chức từ phía Campuchia và Trung Quốc nhanh chóng bác bỏ những chỉ trích, cho rằng đập Hạ Sesan II đã cung cấp công ăn việc làm, đường sá cho các cộng đồng bị cô lập và điện cần thiết để cải thiện mức sống ở một khu vực đang phát triển.

Đập Hạ Sesan II được hoàn thành bởi China Huaneng vào năm 2018 với chi phí 782 triệu USD, phần lớn do các ngân hàng chính phủ Trung Quốc cung cấp.

Các tác giả báo cáo tiết lộ, họ ghi nhận những vi phạm do việc di dời gần 5.000 người dân, bao gồm các gia đình sinh sống trong khu vực qua nhiều thế hệ, cũng như tác động đến sinh kế của hàng chục ngàn người khác ở thượng nguồn và hạ nguồn sông Mê Kông.

Khoảng 5.000 người dân phải rời bỏ nhà cửa để tái định cư, nhường hỗ cho hồ chứa của đập Hạ Sesan II
Khoảng 5.000 người dân phải rời bỏ nhà cửa để tái định cư, nhường chỗ cho hồ chứa của đập Hạ Sesan II

Tác động diện rộng

Theo báo cáo, thu nhập từ đánh bắt cá ngày càng giảm do sản lượng kém và ngành nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng sau khi các cộng đồng chuyển đến vùng đất kém màu mỡ hơn. Nước giếng ở hầu hết các khu tái định cư đều bị ô nhiễm và không thể uống được.

Mặt khác, China Huaneng đã không thiết lập một cơ chế khiếu nại hiệu quả giúp giải quyết tranh chấp, và đến nay, các cộng đồng ở thượng nguồn và hạ lưu của con đập vẫn không nhận được bồi thường hoặc hỗ trợ.

Bradley Murg - nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia - cho biết, giới học giả vẫn còn tranh cãi về việc liệu đập Hạ Sesan II có phải là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hay không. Dù vậy, ông Murg chia sẻ: "Nói chung, những gì chúng tôi thấy là trách nhiệm về thuộc về công ty Trung Quốc, công ty đang thực hiện dự án chứ không phải Tập đoàn Hoàng gia, bất chấp bất kỳ thỏa thuận nào có thể tồn tại”.

Brian Eyler - Giám đốc khu vực Đông Nam Á của tổ chức tư vấn Stimson Center (Mỹ) - nhận định: “Hơn 400 con đập lớn nhỏ được xây dựng trên dòng chính và các nhánh của sông Mê Kông góp phần ngăn chặn đàn cá di cư và đang đẩy khu vực này vào bờ vực của cuộc khủng hoảng lương thực”.

Dòng sông Mekong và các nhánh rẽ bị chặn bởi hàng chục con đập lớn trê đường đổ ra Biển Đông
Dòng sông Mê Kông và các nhánh rẽ bị chặn bởi hàng chục con đập lớn trên đường đổ ra Biển Đông

Linh La (theo HRW, VOA, Financial Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI