Đề nghị phê chuẩn các ông Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh làm Phó Thủ tướng

12/11/2013 - 22:58

PNO - PN - Ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có tờ trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm...

edf40wrjww2tblPage:Content

De nghi phe chuan cac ong Vu Duc Dam, Pham Binh Minh lam Pho Thu tuong

Ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh. Nguồn ảnh: VNExpress.net

Tờ trình nêu rõ, Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn ông Vũ Đức Đam giữ chức vụ Phó Thủ tướng, giúp Thủ tướng theo dõi chỉ đạo khối văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo.

Thủ tướng đánh giá, ông Vũ Đức Đam là cán bộ được đào tạo cơ bản, đã qua đảm nhiệm nhiều chức vụ trong VPCP, từng làm thư ký, trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh... trước khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP. Trong quá trình công tác, ông Vũ Đức Đam luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công, có đủ phẩm chất và năng lực để đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.

Với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thủ tướng nhận xét, ông Phạm Bình Minh là cán bộ được đào tạo cơ bản, đã kinh qua nhiều chức vụ trong ngành ngoại giao. Trong quá trình công tác, ông Phạm Bình Minh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Trên cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông đã đóng góp tích cực vào thành công trong công tác đối ngoại và quan hệ quốc tế của Việt Nam.

Trước đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc tăng số Phó Thủ tướng Chính phủ từ bốn lên năm người và miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân.

Cũng trong ngày 12/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 và điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013. Năm 2014, tổng số thu cân đối ngân sách là 782.700 tỷ đồng; tổng số chi cân đối là 1.006.700 tỷ đồng; mức bội chi là 224.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP.

Chiều cùng ngày, Quốc hội đã nghe dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và thảo luận về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Nhiều ý kiến đề nghị cần mở rộng quyền cho tổ chức hành nghề công chứng (được chứng thực chữ ký và bản sao) để người dân có nhiều lựa chọn, giảm áp lực cho cơ quan hành chính Nhà nước.

 PHƯƠNG MAI

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI