PNO - Thay vì trách móc và chờ con ghé thăm, chị chủ động qua thăm con, chơi với cháu. Khi sang chơi, chị đừng mang ánh mắt xét nét, đánh giá. Thấy con cần giúp gì thì giúp.
Chia sẻ bài viết: |
Thuỳ Linh 26-12-2024 16:38:51
Ra riêng nghĩa là tự lập, không phải để làm dâu trưởng gánh vác tất cả. Cô kêu thoáng mà sao vẫn mong con dâu lo chuyện thờ cúng, lễ lạt, rồi còn cả mua quà, về thăm thường xuyên?
Amber 26-12-2024 16:37:30
Lớn tuổi hơn chồng thì đã sao? Cô đồng ý cưới rồi, giờ lại đem tuổi tác ra để phán xét. Có khi chính thái độ này khiến con dâu ngại về nhà cô
Xuân Hạnh 26-12-2024 16:36:00
Cô kêu con dâu sống sòng phẳng nhưng chính cô lại đánh giá quan hệ bằng tiền bạc và quà cáp. Con dâu làm dâu, không phải làm giúp việc để lo mọi thứ cho nhà chồng đâu
Uyen Nhi Ly 26-12-2024 16:33:21
Tính thoáng mà còn đi kể tội con dâu với cả thế giới thì không biết tính không thoáng thì sẽ thế nào. Làm mẹ chồng, có cần xét nét từng đồng quà tấm bánh vậy không?
Dương Cẩm Quyên 26-12-2024 16:31:15
Cô lo "uốn nắn" con dâu như trẻ con, nhưng có bao giờ tự hỏi mình có quá khó tính hay chưa? Con dâu không ghé nhà chắc cũng vì sợ bị soi mói như thế này thôi
Sophie Nguyen 26-12-2024 16:28:33
Thấy con dâu đưa tiền mà không vui, không đưa thì lại nói là vô tâm. Đúng là làm dâu kiểu gì cũng không vừa lòng mẹ chồng. Tấm lòng mà cô nói có lẽ phải được "đóng gói đẹp" thì cô mới nhận ra
Hạnh Nguyên 26-12-2024 16:27:07
Ra riêng mà cô vẫn muốn con dâu phải thăm hỏi, ghé nhà, rồi giúp đỡ dịp lễ, tết? Thế khác gì không ra riêng? Lớn tuổi hơn chồng là tội gì mà cứ nhắc đi nhắc lại như vậy?
Dang Trang Thu 26-12-2024 16:24:17
Chắc cô tưởng mình "thoáng", nhưng thực tế vẫn là một bà mẹ chồng điển hình: xét nét, soi mói từng hành động của con dâu. Cô muốn món quà thì nói thẳng, chứ đừng giả vờ đòi "tấm lòng"
Giang 25-12-2024 11:33:22
Mệt chị thật. Miễn vợ chồng con trai yên ổn là được, chị không mong cầu sẽ không ghét bỏ, hay buồn bã.
Hãy thử hỏi anh ấy: “Nếu một ngày em không còn đòi hỏi gì, không nói gì nữa, anh thấy cuộc sống chung sẽ ra sao?”.
Thắng thua, được mất trong làm ăn là chuyện thường tình, quan trọng là tình nghĩa vợ chồng.
Có bao giờ chị hỏi thẳng xem vì sao chồng chỉ muốn giữ vợ ở nhà?
Câu hỏi: “Liệu có tồn tại tình bạn thân khác giới hay không?” rất khó trả lời.
Chị có thể giúp em gái nhìn lại và tự quyết định mọi việc chứ không có quyền ngăn cản, cấm đoán.
Khi chia sẻ cảm xúc của mình, anh hãy hỏi vợ xem có phải cô ấy cũng cảm thấy cô đơn, không được quan tâm đầy đủ.
Hãy bày tỏ cảm xúc của em khi thấy mình không được trân trọng, không đủ để trao niềm tin.
Không thể vội vàng kết luận sếp đã có tình cảm đặc biệt với bạn hay đã “mở ngỏ trái tim” thông qua việc đồng ý nhận quà.
Nếu tin tưởng rằng tình bạn của mình là trong sáng, hai em phải có sự can đảm, tự tin công khai tình bạn đó, chứng minh được sự trong sáng.
Nếu không thể lấy lại chiếc nhẫn ấy, anh hãy tự nhủ rằng mình vẫn còn giữ ký ức về mẹ bằng nhiều cách chứ không phải chỉ qua một chiếc nhẫn.
Điều quan trọng là con học gì được từ con đường đã chọn. Hãy để con học đi bằng đôi chân mình dẫu vòng vèo hay vấp ngã.
Điều chị cần không phải là đòi hỏi họ hàng chồng chấp nhận mà là được công nhận quyền làm mẹ công khai, đường hoàng.
Lấy chồng không có nghĩa em cắt đứt hoàn toàn trách nhiệm với gia đình, mà là có thêm một người để cùng sẻ chia, gánh vác.
Cảm xúc dồn nén lâu ngày sẽ trở thành rào chắn, khiến vợ chồng ngày càng xa nhau.
Điều chị có thể làm được nhiều nhất và quan trọng nhất là hướng dẫn, trò chuyện với con; dẫn dắt cảm xúc, suy nghĩ của con.
Khi cuộc sống không như ý không có nghĩa chúng ta đã làm gì sai. Việc trách mình, trách người không giúp ta giải quyết vấn đề.
Sự tự chủ không đến từ việc có đi làm hay không mà đến từ cách mình suy nghĩ, ra quyết định và đặt giới hạn cho bản thân.
Điều anh cần tìm không phải là người “ở nhà” hay “đi làm” mà là người thật lòng muốn cùng anh xây dựng tổ ấm một cách bền vững.