Lo ngại dầu ăn “bẩn”, người dân đổ xô đi ép dầu đậu phộng

06/07/2025 - 11:46

PNO - Lo ngại "dầu bẩn" trên thị trường, người dân Nghệ An mang các loại hạt đi ép dầu về sử dụng dù giá thành cao gấp 3 lần các loại dầu thực vật công nghiệp.

Thời gian gần đây, các cơ sở chuyên ép dầu ở tỉnh Nghệ An liên tục phải hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của người dân. Anh Hoàng Văn Quân - chủ cơ sở ép dầu ở xóm Trường An (xã Đông Lộc, tỉnh Nghệ An) xu hướng tự ép dầu từ các loại hạt của người dân ngày càng cao. Đặc biệt là những tháng gần đây, khi xuất hiện các thông tin về dầu bẩn trên thị trường.
Thời gian gần đây, các cơ sở ép dầu ở Nghệ An liên tục hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của người dân. Anh Hoàng Văn Quân, chủ cơ sở ép dầu ở xóm Trường An (xã Đông Lộc, tỉnh Nghệ An) cho biết, xu hướng tự ép dầu từ các loại hạt của người dân ngày càng cao. Đặc biệt là những tháng gần đây, khi xuất hiện các thông tin về dầu bẩn trên thị trường.
Trung bình mỗi ngày cơ sở của anh Quân ép từ 1-1,5 tấn lạc (đậu phộng), vừng, đỗ tương… “Hiện đang là mùa thu hoạch lạc nên người dân đến ép dầu lạc rất nhiều. Người ít cũng ép vài yến lạc, nhiều thì cả tạ để dùng dần. Một số người ở thành thị cũng về mua lạc của người dân rồi tự tay mang đi ép lấy dầu để về sử dụng” - anh Quân nói.
Trung bình mỗi ngày cơ sở của anh Quân ép từ 1-1,5 tấn đậu phộng, mè, đậu nành… “Hiện đang là mùa thu hoạch lạc (đậu phộng) nên rất nhiều người dân đến ép dầu. Ít vài chục kg, nhiều thì cả tạ để dùng dần. Một số người ở thành thị cũng về mua lạc của người dân rồi tự mang đi ép” - anh Quân nói.
Theo anh Quân, trung bình 10kg lạc nhân sẽ ép được khoảng 5 lít dầu. Dầu lạc hiện có giá từ 120.000-130.000 đồng/lít tùy loại, đắt gần gấp 3 lần các loại dầu ăn công nghiệp trên thị trường song vẫn được người dân rất ưa chuộng. Ngoài ép dầu cho người dân, anh Quân còn thu mua lạc về ép để bán dầu. Trung bình mỗi tháng anh bán ra thị trường 130-150 lít dầu, khách hàng chủ yếu là người quen ở các tỉnh miền Trung và Hà Nội.
Theo anh Quân, trung bình 10kg đậu phộng nhân ép được khoảng 5 lít dầu. Dầu hiện có giá từ 120.000-130.000 đồng/lít tùy loại, đắt gần gấp 3 lần các loại dầu ăn công nghiệp trên thị trường song người dân vẫn rất ưa chuộng. Ngoài ép dầu cho người dân, anh còn thu mua đậu phộng ép để bán dầu. Trung bình mỗi tháng anh bán ra thị trường 130-150 lít dầu, khách hàng chủ yếu là người quen ở các tỉnh miền Trung và Hà Nội.
Để ép được dầu lạc nguyên chất phải trải qua 4 công đoạn. Lạc sau khi phơi, sấy khô phải trải qua máy bóc vỏ.
Để ép được dầu đậu phộng nguyên chất phải trải qua 4 công đoạn. Đậu phộng sau khi phơi, sấy khô phải trải qua máy bóc vỏ.
Sau khi bóc vỏ, người dân còn phải tự tay bóc những củ lạc còn sót lại, nhặt bỏ những hạt bị lép, mốc để chất lượng dầu ép ra được ngon nhất. “Ép dầu như thế này rất mất công và đắt, cũng may là mình trồng được lạc nên tự ép về dùng cho đảm bảo an toàn. Mấy năm nay chúng tôi dùng dầu lạc quen rồi nên giờ dùng chuyển sang các loại dầu mua ở chợ rất khó ăn” - bà Trần Thị Phong - trú xã Đông Lộc nói.
Sau khi bóc vỏ, người dân tự tay bóc những củ còn sót lại, nhặt bỏ hạt lép, mốc để chất lượng dầu ép ra được ngon nhất.
Tiếp đến lạc được cho vào máy ép để lấy dầu. Mỗi mẻ lạc thường được ép 2-3 lần nhằm “vắt” kiệt dầu bên trong hạt. Nhu cầu ép dầu tăng cao, nhiều chủ cơ sở đã đầu tư cả trăm triệu đồng cho các loại máy xay vỏ, sấy, ép và lọc dầu để tăng công suất thay vì sử dụng phương pháp ép dầu thủ công như trước. “Trước đây chúng tôi dùng cách ép thủ công nên mất nhiều thời gian hơn, các công đoạn đều phải có sự can thiệp của con người” - anh Quân nói.
Tiếp đến, đậu phộng được cho vào máy ép để lấy dầu. Mỗi mẻ thường được ép 2-3 lần nhằm “vắt” kiệt dầu bên trong hạt. Nhu cầu ép dầu tăng cao, nhiều chủ cơ sở đã đầu tư cả trăm triệu đồng cho các loại máy xay vỏ, sấy, ép và lọc dầu để tăng công suất thay vì sử dụng phương pháp ép dầu thủ công như trước. “Trước đây chúng tôi ép thủ công nên mất nhiều thời gian hơn, các công đoạn đều phải có sự can thiệp của con người” - anh Quân nói.
Dầu thô sau khi ép vẫn còn lẫn bã lạc sẽ được cho vào máy lọc nén khí để cho ra dầu thành phẩm.
Dầu thô sau khi ép vẫn còn lẫn bã đậu phộng sẽ được cho vào máy lọc nén khí để cho ra dầu thành phẩm.
Bà Nguyễn Thị Hoa - trú xã Đông Lộc - cho biết, sẵn có vừng trồng được, mỗi năm bà đều ép 150-200kg vừng để về dùng trong gia đình, gửi cho các con ở xa và bán cho người quen. So với dầu lạc, dầu vừng đắt hơn, giá giao động từ 200.000-220.000 đồng/lít.
Bà Nguyễn Thị Hoa, trú xã Đông Lộc, cho biết, sẵn có mè trồng được, mỗi năm bà đều ép 150-200kg mè để về dùng trong gia đình, gửi cho các con ở xa và bán cho người quen. So với dầu đậu phộng, dầu mè đắt hơn, giá dao động từ 200.000-220.000 đồng/lít.
Bã lạc, vừng và các loại hạt sau khi ép lấy dầu được người dân mang về tận dụng làm thức ăn cho gia súc.
Bã đậu phộng, mè và các loại hạt sau khi ép lấy dầu được tận dụng làm thức ăn gia súc.
Hơn 1 tháng qua, anh Nguyễn Hữu Dương (39 tuổi, trú xã Đông Lộc) phải huy động thêm 3 người thân trong gia đình cùng làm việc song vẫn không đáp ứng được nhu cầu ép dầu của người dân. Theo anh Dương, lo ngại trước vấn nạn dầu ăn giả, dầu ăn bẩn trên thị trường, thời gian gần đây người dân đổ xô mang lạc, vừng, đậu nành của gia đình làm ra đi ép về dùng, gửi cho người thân. Thậm chí những gia đình không làm nông nghiệp cũng đi mua lạc trong dân để mang đi ép lấy dầu để sử dụng thay cho các loại dầu công nghiệp trên thị trường.
Hơn 1 tháng qua, anh Nguyễn Hữu Dương (39 tuổi, trú xã Đông Lộc) phải huy động thêm 3 người thân trong gia đình cùng làm việc song vẫn không đáp ứng được nhu cầu ép dầu của người dân. Theo anh Dương, lo ngại dầu ăn giả, dầu ăn bẩn trên thị trường, gần đây người dân đổ xô mang đậu phộng, mè, đậu nành của gia đình làm ra để ép dầu về dùng, gửi cho người thân. Những gia đình không làm nông thì mua đậu phộng trong dân để mang đi ép lấy dầu để sử dụng.
“Tôi làm từ 6g sáng đến 22g đêm nhưng cũng chỉ ép được một nửa nhu cầu của người dân. Thời điểm này đang mùa thu hoạch lạc, lại có thông tin dầu bẩn trên thị trường nên nhu cầu ép dầu của người dân rất nhiều, hầu như các cơ sở ép dầu đều phải chạy hết công suất” - anh Dương nói.
“Tôi làm từ 6g sáng đến 10g đêm nhưng cũng chỉ ép được một nửa nhu cầu của người dân. Thời điểm này đang mùa thu hoạch đậu phộng, lại có thông tin dầu bẩn trên thị trường nên rất nhiều người có nhu cầu ép dầu, hầu như các cơ sở ép dầu đều phải chạy hết công suất” - anh Dương nói.
Bất an trước vấn nạn thực phẩm bẩn, xu hướng sử dụng thực phẩm theo cách truyền thống, tự nhiên, ít qua chế biến công nghiệp đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Trong đó, dầu lạc, dầu vừng… ép thủ công hay mỡ heo đang dần lấy lại vị thế trong căn bếp của nhiều gia đình. “Dầu lạc đắt, nhưng nguyên chất, đặc dùng cũng đỡ tốn hơn dầu ăn mua ngoài chợ” - chị Phạm Thị An - trú phường Vinh Phú, tỉnh Nghệ An nói.
Bất an trước vấn nạn thực phẩm bẩn, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm truyền thống. Trong đó, dầu đậu phộng, dầu mè… ép thủ công hay mỡ heo đang dần lấy lại vị thế trong căn bếp của nhiều gia đình. “Dầu lạc đắt nhưng nguyên chất, đặc, dùng cũng đỡ tốn hơn dầu ăn mua ngoài chợ” - chị Phạm Thị An, trú phường Vinh Phú, tỉnh Nghệ An nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI