Có thật sự cần mổ khi ối vỡ sớm gần ngày sinh?

10/08/2014 - 09:40

PNO - PNO - Các tựa bài báo như “Thai nhi chết sau 24 giờ chờ đợi”, “Sản phụ đã vỡ ối, bác sĩ vẫn chỉ định sinh tự nhiên” đã làm định hướng sai quan điểm của cả một cộng đồng. Những tiêu đề này sẽ gây ra nhiều hậu quả...

edf40wrjww2tblPage:Content

Sự việc sản phụ bị ối vỡ, vào một bệnh viện tuyến huyện sau đó chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh, em bé được sinh mổ và chết sau sinh đã gây nhiều đau xót cho cha mẹ, gia đình và cộng đồng.

Báo chí đã vào cuộc với nhiều tiêu đề gây “sốc”.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không có ý định phân tích về nguyên nhân gây tử vong của cháu bé. Tôi chỉ muốn đưa ra những khuyến cáo cũng như những hướng dẫn của các hiệp hội sản phụ khoa lớn có uy tín của thế giới (Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ - ACOG, Hoàng gia Anh - RCOG, Hoàng gia Úc - RANZCOG …) với khẳng định rằng: “Việc ối vỡ sớm ở thai đủ trưởng thành không có chỉ định phải mổ lấy thai sớm, trừ khi có những chỉ định khác”.

Co that su can mo khi oi vo som gan ngay sinh?

Ảnh minh họa: một ca mổ bắt con. Nguồn: BS Vũ Hải Sơn.

Các tựa bài báo như “Thai nhi chết sau 24 giờ chờ đợi”, “Sản phụ đã vỡ ối, bác sĩ vẫn chỉ định sinh tự nhiên” đã làm định hướng sai quan điểm của cả một cộng đồng. Những tiêu đề này sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường về sau.

Mỗi chúng ta ai cũng có quyền nêu quan điểm của mình. Nhưng quan điểm đưa ra, nhất là những quan điểm có tính khoa học, y khoa trên những tờ báo có số lượng truy cập lớn cần cẩn trọng vì thường ảnh hưởng đến rất nhiều người. Các nhà báo cần suy nghĩ kỹ, tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia, các phác đồ xử trí của các hiệp hội y khoa lớn trước khi đưa bài lên mặt báo những thông tin như vậy.

Ối vỡ sớm chiếm tỷ lệ khá cao ở các thai phụ và đa phần xảy ra lúc gần ngày sinh. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoàng gia Anh, cứ 12 thai phụ, có một người bị ối vỡ.

Một thai phụ, khi thấy có dịch chảy ra từ “cửa mình”, có thể là đột ngột, có thể là từ từ, có thể là nước có màu trắng đục hoặc trắng trong thì có thể là đang bị ối vỡ sớm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, lượng dịch chảy ra một cách từ từ, với số lượng ít có thể nhầm lẫn với “són tiểu” hoặc “ra khí hư âm đạo”. Việc chẩn đoán ối vỡ lúc này cần dựa vào một số xét nghiệm được thực hiện bởi các Bác sĩ chuyên khoa phụ sản.

Thông thường, nếu ối vỡ mà không được xử trí gì cả, đa phần các thai phụ sẽ tự vào chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24 giờ với tỷ lệ là 70%, trong vòng 48 giờ (2 ngày) với tỷ lệ 85%, trong vòng 96 giờ (4 ngày) với tỷ lệ là 95%.

Một số người đặt câu hỏi “ối vỡ sớm mà để lâu như vậy, có sao không”? Thực tế, ở một số bệnh viện phụ sản tại TP HCM, một số trường hợp ối vỡ sớm trên thai quá non tháng (<30 tuần), các thai phụ có thể được theo dõi cả tháng nhằm dưỡng thai, kéo dài thai kỳ thêm, mà không có biến chứng nghiêm trọng.

Biến chứng sớm của ối vỡ sớm ở thai đủ tháng (>37 tuần) gồm sa dây rốn, chén ép dây rốn, nhau bong non. Những biến chứng này có thể được phát hiện nhanh bởi các bác sĩ chuyên khoa qua thăm khám lâm sàng, theo dõi tim thai, siêu âm… Biến chứng muộn gồm nhiễm trùng mẹ và nhiễm trùng trẻ sơ sinh trong trường hợp ối vỡ kéo dài.

Để tránh biến chứng nhiễm trùng, các bác sĩ chuyên khoa phụ sản thường hạn chế thăm khám âm đạo bằng tay. Do đó, các thai phụ khi bị ối vỡ vào bệnh viện sinh, thấy các bác sĩ không “khám trong”, xin đừng suy nghĩ rằng các bác sĩ đã “bỏ bê” mình.

Hiện nay, theo khuyến cáo của các hiệp hội sản phụ khoa Hoàng gia Anh, Hoa Kỳ, Úc, việc xử trí những trường hợp ối vỡ sớm trên thai đủ tháng (>37 tuần) có thể thực hiện theo hai cách sau, với những lợi ích và nguy cơ khác biệt. Đó là “quản lý tích cực” (active management) và “quản lý chờ đợi” (expectant management).

1. Quản lý tích cực: khởi phát chuyển dạ bằng truyền thuốc Oxytocin (không phải là chủ động mổ sinh) nhằm làm cho tử cung có những cơn gò giống như một cuộc chuyển dạ.

2. Quản lý chờ đợi: theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên (vì có đến 70% các trường hợp ối vỡ sẽ tự vào chuyển dạ tự nhiên).

Tổng kết của Thư viện Cochrane cho thấy, giữa hai phương pháp xử trí này không có sự khác nhau về tỷ lệ mổ lấy thai, tỷ lệ sinh ngả âm đạo, tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh. Quản lý tích cực bằng khởi phát chuyển dạ làm giảm nguy cơ viêm màng ối, viêm nội mạc tử cung của người mẹ (có lợi cho mẹ). Quản lý chờ đợi làm giảm nguy cơ nhập khoa chăm sóc đặc biệt của trẻ sanh ra (có lợi cho con).

Các tiêu chuẩn của quản lý chờ đợi:
- Ngôi thai thuận (ngôi đầu).
- Mẹ không bị nhiễm Streptococcus nhóm B (qua cấy dịch âm đạo lúc thai 35-37 tuần).
- Không dấu hiệu nhiễm trùng (mẹ có mạch nhanh, mẹ bị sốt).
- Không khám âm đạo bằng tay, không có chỉ khâu cổ tử cung
- Đủ nhân lực, phương tiện theo dõi.
- Theo dõi nhiệt độ mẹ, đánh giá lượng dịch âm đạo, sức khỏe thai nhi mỗi 4 giờ một lần.

Tóm lại, theo khuyến cáo của các hiệp hội sản phụ khoa uy tín trên thế giới, “việc chỉ định mổ lấy thai sớm trong vòng 24 giờ sau khi ối vỡ” là hoàn toàn không đúng. Những khuyến cáo, những hướng dẫn của các hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ, Hoàng gia Anh, Úc... đều dựa trên những bằng chứng y học và rất có giá trị cả trong thực hành và pháp lý.

ThS - BS Nguyễn Hữu Trung
Giảng viên bộ môn Phụ sản - Đại học Y Dược TP.HCM

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI