Bộ Công thương hỏa tốc đề nghị ưu tiên tiêm vắc xin cho lao động ngành vận tải và logistics

30/07/2021 - 21:29

PNO - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa ký văn bản hoả tốc số 4580 ngày 30/7 đề nghị các địa phương ưu tiên tiêm vắc xin cho lái xe, người lao động ngành vận tải và logistics, không để đứt gãy chuỗi sản xuất.

Theo Bộ Công thương, đối tượng cần tập trung ưu tiên các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong thời gian trước mắt phải là đội ngũ tài xế, phụ xe thực hiện vận tải liên tỉnh và lao động trong các ngành logistics phục vụ lưu thông hàng hóa tại các cảng biển, cửa khẩu…

Cũng theo Bộ Công thương, hiện chưa có căn cứ khoa học nào khẳng định hàng hóa là nguồn lây nhiễm COVID-19. Do đó, nếu giải quyết được việc ưu tiên tiêm vắc xin cho các đối tượng trên như các lực lượng tuyến đầu chống dịch thì việc lưu chuyển hàng hóa sẽ được bảo đảm thông suốt.

Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ sung đối tượng lao động trong các ngành vận tải và logistics – đặc biệt là lái xe, phụ xe, vận tải liên tỉnh, đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu… là đối tượng ưu tiên (nếu các địa phương chưa đưa các đối tượng này là đối tượng ưu tiên) tiêm vắc xin.

Theo Bộ Công thương,  giải quyết được việc ưu tiên tiêm vắc-xin cho các đối tượng trên như các lực lượng tuyến đàu chống dịch thì việc lưu chuyển hàng hóa sẽ được bảo đảm thông suốt.
Theo Bộ Công thương, nếu giải quyết được việc ưu tiên tiêm vắc xin cho các đối tượng trên như các lực lượng tuyến đầu chống dịch thì việc lưu chuyển hàng hóa sẽ được bảo đảm thông suốt.

Bộ cũng chỉ đạo cơ quan y tế địa phương, quán triệt và thực hiện nghiêm việc ưu tiên tiêm vắc xin cho các đối tượng trên.

Theo Bộ Công thương, thời gian qua, Bộ nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị của các Hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp về các biện pháp phòng chống dịch, phân luồng và hạn chế lưu thông hàng hoá của nhiều địa phương còn phức tạp, không thống nhất, làm phát sinh thêm rất nhiều chi phí và thời gian cho việc vận chuyển hàng hoá phục vụ hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạt động logistics, vận chuyển, lưu thông hàng hoá là mạch máu của các hoạt động kinh tế đất nước. Không đảm bảo được quá trình lưu thông, sẽ dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất nội địa; ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn. Đồng thời, tạo ra áp lực tài chính lớn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khoảng hơn 11,3 triệu lao động trong các ngành nghề liên quan.

Để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh, những người lao động trong các ngành vận tải, đặc biệt là các tài xế, nhân viên vận tải liên tỉnh, đội ngũ lao động tại cảng biển, cửa khẩu… đóng vai trò quan trọng tương tự như các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Theo Bộ Công thương, do chưa đánh giá đúng vai trò của đội ngũ lao động này, nhiều địa phương chưa được ưu tiên thực hiện các chính sách phòng dịch, đặc biệt là ưu tiên tiêm vắc xin. Từ đó dẫn đến các quy trình kiểm dịch rất phức tạp, tốn kém, gây lãng phí thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

C.Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI