Bảo vệ túi tiền khi mua sắm online

29/11/2017 - 13:30

PNO - Không phải chỉ vào những dịp khuyến mãi giảm giá sâu như Black Friday, mà hằng ngày các tín đồ mua sắm online Việt Nam vẫn thường xuyên lên mạng shopping.

Việt Nam hiện đã trở thành một trong những nước có tỷ lệ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất thế giới. Giá trị của một giỏ hàng mua sắm trực tuyến giờ đây đã gấp ba lần giá trị của một giỏ hàng truyền thống. 

Các kiểu qua mặt khách hàng để móc túi

Mua sắm online đang trở thành một tiện ích  thời hiện đại, một nét văn hóa mới của dân văn phòng chốn thành thị, dù phương thức mua sắm này luôn tiềm ẩn không ít rủi ro. 

Kể về kinh nghiệm qua mặt khách hàng để kiếm chênh lệch cao, chị U.H., một facebooker chuyên mua hộ hàng nước ngoài, cho biết: “Ngày Black Friday, tôi nhận một đường link nhờ mua chiếc nồi chiên không dầu hiệu Philips, giá 300 USD. Đây là mức giá đã giảm rất nhiều so với giá trị thực của món hàng. Nếu muốn có mức lãi cao, tôi chỉ còn cách mua hàng “refurbish” (sản phẩm đã được nhà sản xuất sửa chữa bảo hành, có chất lượng như mới, bán với giá cực thấp.) Với chiếc nồi Philips này, hàng "refurbish" chỉ tầm 150 USD. Nhưng, tôi đã không làm chuyện lừa dối khách hàng”. 

Theo chị H., nếu người bán tráo hàng mới bằng hàng “refurbish”, biện minh những vết xước (nếu có) là do vận chuyển, hàng không có giấy tờ kèm theo vì phải né hải quan... người mua cũng không thể nào xác minh được.  

Bao ve tui tien khi mua sam online
 

Chị V.T., 35 tuổi, có thói quen mua hàng là phải có hóa đơn và phải mua chính hãng, nên khi mua sắm online chị vẫn giữ thói quen này và vô tình thoát được nhiều “cạm bẫy”. 

Nhưng một lần nọ, chị muốn mua ngay một chiếc đồng hồ treo tường khoảng 500 USD, tại trang web chính hãng B., vì facebooker quen tạm nghỉ nên chị đành thông qua một facebooker lạ.

Nhưng khi hàng về, người bán lần lựa không đưa hóa đơn. Khi chị T nhắc thì lúc này tờ hóa đơn và giấy tờ đi kèm mới được đưa ra, thông tin trên đó cho thấy sản phẩm này được mua ở Amazon.

Song đơn vị bán ở trang Amazon là bên thứ ba với mức giá rẻ hơn 100 USD so với website chính hãng và chỉ được bảo hành bởi đơn vị khiến chị e ngại sản phẩm không loại trừ khả năng là hàng giả. Theo chị, người bán chỉ tìm nơi bán rẻ nhất để mong kiếm lời nhiều hơn chứ chẳng phải cố tình tìm nguồn hàng không đáng tin cậy. 

Việc cố tình qua mặt khách hàng chỉ là chuyện... nhỏ. Nhiều đối tượng luôn có các thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt những khoản tiền lớn của người mua hàng và không ít người đã bị lừa mất sạch tiền trong tài khoản.

Vì tin tưởng một facebooker chuyên nhận oder có nhiều bạn chung trên facebook với mình nên chị T., ngụ Q.3, yên tâm đặt hàng cho người này. Khi đó, kẻ lừa đảo sẽ có nhiều cách “rút ruột” người đặt hàng. Ví dụ, chúng cho biết là đang ở nước ngoài, yêu cầu khách chuyển tiền qua dịch vụ Western Union rồi xin số tài khoản và điện thoại.

Sau khi thực hiện giao dịch, chúng gửi tin nhắn giả thông báo có số giao dịch chuyển tiền với nội dung rất đầy đủ như: Western Union thong bao: So du TKXXXX thay doi + ...00000VND..... MGD: 9887268. Sau đó, chúng sẽ gửi tiếp tin nhắn yêu cầu khách hàng hoàn tất thủ tục nhận tiền thông qua một đường link do chúng gửi đến, mà thực chất là một trang web giả mạo, dùng để lấy cắp thông tin.

Có được thông tin tài khoản, chúng sẽ sử dụng ngay, hoặc sao chép qua một chiếc thẻ trắng rồi đến các trụ ATM rút hết tiền trong tài khoản. Tất cả các hoạt động lừa này rất tinh vi. Cụ thể, nếu ngân hàng gửi mã xác thực OTP thì website giả cũng yêu cầu bạn nhập mã xác thực.

Tự bảo vệ mình 

Thực tế, việc mua sắm online đang ngày càng hấp dẫn hơn vì đa dạng từ hàng hóa cho đến giá cả;  nhưng vẫn là mảnh đất còn nhiều “mảng tối” làm mờ mắt, khiến người mua hàng dễ bị thiệt hại mà không biết kêu vào đâu.

Hiện các trang web lớn, có thanh toán online, đều có https.

Nếu website nào chỉ dùng http thì đừng mua sắm bằng thẻ, sẽ rất dễ bị đánh cắp thông tin thẻ.

Nếu thấy nghi ngờ, hãy hỏi "bác Google" để xem liệu website đó có dính "phốt" nào chưa và có cảnh báo nào liên quan đến website đó không.

Vì thế, tốt nhất là bạn phải chọn các website chính hãng để mua sắm. Với trường hợp cần mua hàng qua bên thứ ba, chị U.H. chia sẻ kinh nghiệm: “Người bán có lương tâm sẽ luôn nói thật nguồn gốc của món hàng. Tuy nhiên, nếu bạn chọn mua hàng trên những trang không đủ tin cậy, rất có thể sẽ bị đánh tráo xuất xứ hàng. Cho nên nguyên tắc vẫn cứ phải là chọn người đáng tin cậy hoặc các trang thương mại điện tử uy tín.  

Ngay trên các trang web này, còn phải tiếp tục chọn cho được người bán uy tín; người có dấu sao cao. Những trang web uy tín luôn có giấy phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…). Bạn cũng cần tìm hiểu kỹ các điều khoản về bảo hành, trả hàng, hoàn tiền, giao nhận…  

Anh Quốc Thuận, một chuyên viên về công nghệ chia sẻ: Nếu phải mua ở web lạ, bạn nên chọn trang có “https” -  một giao thức an toàn giúp đảm bảo dữ liệu không bị đánh cắp.

Hiện các trang web lớn, có thanh toán online, đều có https. Nếu website nào chỉ dùng http thì đừng mua sắm bằng thẻ, sẽ rất dễ bị đánh cắp thông tin thẻ. Nếu thấy nghi ngờ, hãy hỏi "bác Google" để xem liệu website đó có dính "phốt" nào chưa và có cảnh báo nào liên quan đến website đó không.

Đồng thời, bạn cũng nên  chú ý phần mô tả sản phẩm. Thông thường, các website giả không có đủ thời gian và sự chú tâm chăm chút cho từng sản phẩm, nên phần mô tả sản phẩm thường rất sơ sài, hoặc copy lại từ các trang khác có sản phẩm tương tự, câu cú chệch choạc, viết sai chính tả...

Nếu gặp một website bán hàng với giá cực rẻ, bạn phải kiểm tra thật kỹ trước khi đặt hàng.

Ngay cả khi có số nhà, tên đường rõ ràng, bạn cũng phải kiểm tra xem địa phương đó có địa chỉ đó hay không. Cũng cần lưu ý ở bước thanh toán online.

Hãy tắt tính năng thanh toán ngay sau khi mua hàng để nếu kẻ gian có chiếm được thông tin thẻ cũng không thể đánh cắp tiền trong thẻ vì không được ngân hàng chấp nhận giao dịch. 

Khách nghiện mua sắm online, nhất là trên các trang nước ngoài còn vì có thể mua được một sản phẩm với giá rẻ bất ngờ, có khi còn được tặng quà, thậm chí trả lại toàn bộ tiền mua hàng.

Tuy nhiên, nếu gặp một website bán hàng với giá cực rẻ, bạn phải kiểm tra thật kỹ trước khi đặt hàng. Ngay cả khi có số nhà, tên đường rõ ràng, bạn cũng phải kiểm tra xem địa phương đó có địa chỉ đó hay không. Cũng cần lưu ý ở bước thanh toán online. Hãy tắt tính năng thanh toán ngay sau khi mua hàng để nếu kẻ gian có chiếm được thông tin thẻ cũng không thể đánh cắp tiền trong thẻ vì không được ngân hàng chấp nhận giao dịch.

Bạn cũng chỉ giao dịch thanh toán trên điện thoại, máy tính đáng tin cậy. Nếu không, sau khi thanh toán xong, phải đóng cửa sổ thanh toán, vào history xóa hết lịch sử truy cập.

Lưu ý, những thông tin cá nhân như việc làm, thu nhập, tên công ty, tên người thân... đều không cần cho việc thanh toán online; nên nếu website mua sắm nào hỏi bạn những thông tin đó, hãy hủy giao dịch ngay. 

Bảo Uyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI