Bắc Kinh lún sâu vào “kịch bản” ngụy tạo lịch sử

30/06/2014 - 07:18

PNO - PN - Hồi cuối tuần, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình lớn tiếng phê phán quan niệm “bá chủ toàn cầu” khi ám chỉ chính sách đối ngoại của Washington. Ông Tập còn mạnh miệng là “không quốc gia nào được phép...

edf40wrjww2tblPage:Content

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), tuyên bố trên được đưa ra khi ông Tập Cận Bình cùng Tổng thống Myanmar Thein Sein và Phó tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari kỷ niệm 60 năm thỏa thuận các nguyên tắc “chung sống hòa bình” mà cố Thủ tướng TQ Chu Ân Lai đưa ra trong chuyến thăm Myanmar và Ấn Độ năm 1954. Rõ ràng, Bắc Kinh không bỏ qua cơ hội nào để tôn vinh bản thân và “bôi đen” các đối thủ chính trị. Nhưng, điều nực cười là, ngay trong lúc vuốt ve và xoa dịu Ấn Độ, Bắc Kinh cũng không thể che giấu dã tâm của mình, bởi chính bản đồ mười đoạn đã bị Ấn Độ phản bác mạnh mẽ vì trong đó thể hiện bang Arunachal Pradesh, Đông Bắc Ấn Độ, như một phần thuộc Tây Tạng. Bộ Ngoại giao Ấn Độ ra tuyên bố khẳng định “Arunachal Pradesh là bộ phận không thể tách rời của Ấn Độ và vấn đề này đã được Ấn Độ nhiều lần chuyển tải đến chính quyền TQ”.

Bac Kinh lun sau vao “kich ban” nguy tao lich su

Bản đồ dọc TQ mới "tung" ra đang được in ấn, phát hành rộng rãi - Ảnh: Reuters

Theo tờ International Business Times (IBT) của Mỹ, TQ tuyên bố chủ quyền đến hơn 90% Biển Đông và bản đồ mới phát hành được mở rộng để nhấn mạnh những vùng tranh chấp với láng giềng một cách nổi bật hơn nhiều so với các bản đồ trước đây. Tờ báo phát hiện “để bao quát được yêu sách chủ quyền theo đường chín đoạn mà TQ tự quy định, bản đồ này hóa ra lại trông giống một bản đồ Đông Nam Á hơn là một bản đồ TQ!”. Sự phản ứng về bản đồ mười đoạn không chỉ đến từ cộng đồng quốc tế mà ngay người dân TQ cũng không tự hào gì về thói “vừa ăn cướp, vừa la làng” của chính quyền nước mình. Tạp chí Mỹ Foreign Policy dẫn nguồn mạng xã hội TQ Weibo cho biết, một nhà bình luận xã hội của TQ nhận xét, bản đồ mới khiến lãnh thổ của TQ không còn giống hình con gà trống, một hình ảnh mang tính “truyền thống” quen thuộc mà trẻ em nước này được dạy ở trường lâu nay. Những người khác thì nói “huỵch toẹt” rằng bản đồ TQ bây giờ giống bản đồ châu Phi...

Bac Kinh lun sau vao “kich ban” nguy tao lich su

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tổng thống Myanmar Thein Sein và Phó tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari tại Bắc Kinh - Ảnh: AP

Tuy nhiên, bản đồ mới của TQ đã mang lại “cảm hứng” cho cộng đồng mạng Philippines yêu nước. Bắc Kinh vẽ được bản đồ thì Manila cũng vẽ được bản đồ! Cộng đồng Internet ở Philippines lập tức phát tán một tấm bản đồ có tên gọi “Bản đồ lãnh thổ mới của Philippines” trên mạng Facebook, theo đó mở rộng lãnh thổ Philippines đến các vùng đất mới, bao gồm vùng Nội Mông, TQ đại lục cũng như Hồng Kông. Theo trang mạng Philstar của Philippines, bản đồ của Bắc Kinh xét cho cùng chỉ là một “bức vẽ” vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Hiểu đúng thực chất vấn đề mà nhiều người Philippines tự trào thành tấm bản đồ hài hước để chế giễu TQ, thì việc làm ngang ngược và lố lăng của TQ chỉ là một trò ngụy biện, không lừa phỉnh được ai.

Cần nhắc lại, với việc phát hành bản đồ mười đoạn lần này, không phải lần đầu tiên TQ ngụy tạo lịch sử hòng che giấu dã tâm xâm chiếm lãnh hải cũng như chủ quyền của các quốc gia láng giềng. Tại Đối thoại Shangri-La 2014, đại diện của TQ, Trung tướng Vương Quán Trung đã quàng xiên tuyên bố “TQ phát hiện rất nhiều đảo hiện tranh chấp từ hơn 2.000 năm trước” và cho rằng, không có chuyện áp dụng luật hồi tố đối với UNCLOS, trong đó TQ là một bên ký kết.

Bac Kinh lun sau vao “kich ban” nguy tao lich su

Cộng đồng mạng Philippines vẽ lại bản đồ nước này, trong đó có TQ, Nội Mông, Hồng Kông - Ảnh: Facebook

Dĩ nhiên, không ai ấu trĩ đến mức tin rằng TQ đang chơi trò “vẽ bản đồ” vô hại, bởi bản đồ cũng là một hình thức hợp thức hóa. Việc tung ra bản đồ bất hợp pháp này, thực tế rất “ăn khớp” với các hành động xâm chiếm nước khác mà TQ đang tiến hành như: hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 5/2014 đến nay; liên tục dùng hơn 100 tàu xua đuổi và đâm va các tàu Việt Nam thực thi pháp luật, ngăn cản, cướp bóc và đâm chìm các tàu cá Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam; hút cát làm đảo nhân tạo, san lấp cải tạo bãi đá Chữ Thập và bãi đá ngầm Gạc Ma ở Trường Sa xây tiền đồn, sân bay…

Dư luận khu vực và thế giới nhất trí, việc TQ phát hành bản đồ mới dù khôi hài, kệch cỡm, phi lý, nhưng vô cùng thâm hiểm và nguy hiểm.

Nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế là một trong các nguyên tắc cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc. TQ không chỉ là thành viên mà còn là một trong năm ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an. Vậy nhưng, với tấm bản đồ dọc, TQ ngang nhiên chà đạp Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

THIỆN ĐẠO (Theo Reuters, SCMP, Philstar, IBT, TTXVN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI