Ai đẩy những học sinh này tới bất hạnh?

25/11/2015 - 08:19

PNO - Trẻ ít nói, trầm tính, ít chịu vận động, giáo viên lập tức kết luận trẻ bị tự kỷ, "xúi" phụ huynh đưa trẻ đến bệnh viện để... lấy giấy xác nhận.

Ai day nhung hoc sinh nay toi bat hanh?
Ảnh mang tính minh họa: Shutterstock

Từ nghi ngờ đến khẳng định: Khoảng cách mong manh

Anh Lê Trọng Hiếu, nhà ở P.16, Q.Gò Vấp kể, năm học 2014- 2015, khi con trai Lê Trọng Nhân đang học lớp 9 Trường THCS P.T.H (Q.Gò Vấp), anh được cô giáo chủ nhiệm mời vào gặp với vẻ nghiêm trọng.

Cô cho biết, Nhân không chịu tập thể dục nên thầy bộ môn không thể chấm điểm. Đến giờ học, thay vì thực hiện các động tác theo thầy hướng dẫn, Nhân cứ đứng thu lu ở gốc cây. Nhân chỉ chơi với người quen, và hầu như có rất ít bạn học… Theo cô chủ nhiệm, để được thầy “cho qua” môn thể dục, gia đình cần đưa Nhân đi khám, hoặc làm cách nào đó để có một tờ y chứng rằng Nhân bị bệnh tự kỷ.

Vì cô giáo chủ nhiệm yêu cầu phải có giấy xác nhận ghi rõ "bệnh tự kỷ " hoặc "trẻ khuyết tật", gia đình anh Hiếu cũng ráng kiếm được một tờ y chứng “bị bệnh tự kỷ” từ một trung tâm chuyên về tâm lý trẻ em để con mình không phải học thể dục.

Trong khi đến bệnh viện khám, bác sĩ chỉ kết luận: quá nhút nhát, cần tôn trọng cảm xúc của cháu và cần làm bạn với cháu nhiều hơn. Nhân được “xí xóa” môn thể dục.

Dù thế, anh Hiếu vẫn thấy ấm ức: “Con tui chỉ nhút nhát và thiếu ý thức vượt khó chứ không phải tự kỷ, bởi cháu vẫn học đều và giỏi các môn, nhất là các môn tự nhiên. Hiện, Nhân đang học lớp 10. Sáng, Nhân được cha đưa, trưa cháu tự đón xe buýt về. Về nhà, cháu có thể giúp mẹ nhiều việc: phơi quần áo, lau nhà, nhưng ít nói, ngại trao đổi. Hôm tui đưa con đi khám theo yêu cầu của cô giáo chủ nhiệm, cháu chẳng những không chịu đi mà còn đi tìm tờ kết quả khám sức khỏe tổng quát đầu năm học để chứng minh là mình bình thường”.

Cũng “bình thường” nhưng trở thành “bất thường” trong mắt cô giáo như Lê Trọng Nhân là trường hợp của em Phạm Thanh Huy, học sinh lớp 7, con chị Trương Thị Hồng Thắm, ở Q.Thủ Đức.

Theo lời chị Thắm, từ nhỏ, Huy chậm nói. Lớn hơn chút, cháu nhút nhát và hễ ra đường là núp sau lưng mẹ. Cháu thích quan sát những chuyển động quay tròn và có thể ngồi hàng giờ để nhìn ngắm chong chóng hoặc bánh xe quay. Học lực khá tốt, nhưng ở lớp Huy cũng ít chơi với bạn, không tham gia vào những hoạt động có tính tập thể. Có lúc, em bị khủng hoảng tâm lý trong thời gian dài, học hành sa sút và không muốn đến trường.

Tỉ tê với con nhiều ngày, vào tận lớp của con tìm hiểu, chị Thắm mới phát hiện trước đó bạn cùng lớp với Huy có con dao rọc giấy. Trong lúc bạn đang sử dụng thì Huy vô tình đụng bạn và bạn quay qua Huy với tay cầm con dao. Kể từ đó, Huy lo âu, sợ đến lớp và sợ bạn dùng dao hành hung mình.

Cách giải quyết của gia đình chị Thắm là ra sức chiều chuộng, bảo bọc con. Kết quả, Huy lại càng yêu sách với ba mẹ. Cu cậu thường trả treo hoặc yêu cầu ba mẹ phải chiều theo ý mình. Khi ba mẹ đã hứa điều gì nhưng chưa kịp thực hiện là cu cậu giận hờn, sưng sỉa, trút giận lên anh chị hoặc tự hành hạ chính mình. Quá lo sợ, chị Thắm đã đưa con đi... khám tự kỷ.

Đừng gây cho trẻ thêm nhiều áp lực

Chuyên viên y tế một trường tiểu học ở Q.3 cho biết: “Nhiều trường hợp trẻ không nặng đến mức tự kỷ, mà chỉ có một vài biểu hiện hơi “khác người” như ít giao tiếp, không thích chơi với bạn học, lơ là, học kém, thụ động hoặc thuộc dạng quá năng động… giáo viên liền ngầm mặc định em đó bị tự kỷ. Thay vì tìm hiểu, quan tâm và tiếp cận học sinh thì không ít giáo viên chọn cách dễ dàng hơn, yêu cầu ba mẹ đưa con đi khám và có giấy xác nhận tự kỷ để không làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua, học tập chung của cả lớp. Hơn nữa, khi lớp có dạy trẻ hội nhập, hòa nhập, giáo viên sẽ được hưởng thêm phụ cấp theo quy định”. Chỉ trong vòng tích tắc, trẻ từ biểu hiện nhút nhát liền bị thầy cô, bạn bè nhìn nhận và kết luận mang bệnh bị tự kỷ.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI