4 cây cầu vượt sông Sài Gòn góp phần thay đổi diện mạo TPHCM

03/05/2025 - 11:27

PNO - Hệ thống cầu vượt sông Sài Gòn nằm trong danh sách 50 công trình, cụm công trình xây dựng tiêu biểu của TPHCM. Hệ thống này bao gồm 4 cây cầu: Thủ Thiêm, Phú Mỹ, Sài Gòn 2 và Ba Son.

Cầu Thủ Thiêm nối đôi bờ quận Bình Thạnh và TP Thủ Đức, khởi công năm 2005, với tổng mức đầu tư 1.099 tỉ đồng. Cầu có chiều dài 1.250m, phần cầu chính gồm 5 nhịp, đáp ứng 6 làn xe - Ảnh: Vũ Quyền
Cầu Thủ Thiêm nối đôi bờ quận Bình Thạnh và TP Thủ Đức, khởi công năm 2005, với tổng mức đầu tư 1.099 tỉ đồng. Cầu có chiều dài 1.250m, phần cầu chính gồm 5 nhịp, đáp ứng 6 làn xe.
Toàn bộ cầu Thủ Thiêm chính thức hoàn thiện vào năm 2010, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực, giảm áp lực đang đè nặng lên cầu Sài Gòn. Đồng thời, cầu cũng giúp thúc đẩy phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận Bình Thạnh và kinh tế - xã hội của cả TPHCM - Ảnh: Vũ Quyền
Toàn bộ cầu Thủ Thiêm chính thức hoàn thành vào năm 2010, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực, giảm áp lực đang đè nặng lên cầu Sài Gòn. Đồng thời, cầu cũng giúp thúc đẩy phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận Bình Thạnh và kinh tế, xã hội của cả TPHCM.
Cầu Phú Mỹ nối quận 7 và TP Thủ Đức, khởi công năm 2005, với tổng mức đầu tư 1.806 tỉ đồng. Cầu dài 2.031m (chưa kể đường dẫn), trong đó nhịp chính 705m là cầu dây văng rộng 27,5m, đáp ứng cho 6 làn xe lưu thông, với tĩnh không thông thuyền 45m - Ảnh: Vũ Quyền
Cầu Phú Mỹ nối quận 7 và TP Thủ Đức, khởi công năm 2005, với tổng mức đầu tư 1.806 tỉ đồng. Cầu dài 2.031m (chưa kể đường dẫn), trong đó nhịp chính 705m là cầu dây văng rộng 27,5m, đáp ứng 6 làn xe, với tĩnh không thông thuyền 45m.
Cầu Phú Mỹ khánh thành vào năm 2009, góp phần hoàn thiện hệ thống đường vành đai và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội phía Đông và phía Nam TPHCM. Đặc biệt, cầu còn giúp giải quyết tình trạng ách tắc giao thông tại các khu vực trung tâm thành phố - Ảnh: Vũ Quyền
Khánh thành vào năm 2009, cầu Phú Mỹ đã góp phần hoàn thiện hệ thống đường vành đai và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội phía Đông và phía Nam TPHCM. Đặc biệt, cầu còn giúp giải quyết tình trạng ách tắc giao thông tại các khu vực trung tâm thành phố.
Cầu Sài Gòn 2 nối quận Bình Thạnh và TP Thủ Đức, khởi công năm 2012, với tổng mức đầu tư 1.485 tỉ đồng. Cầu có tổng chiều dài 1.450m, trong đó phần cầu dài 987,3m, phần còn lại là đường dẫn. Mặt cầu rộng 23,5m, đáp ứng 6 làn xe lưu thông. Vị trí xây dựng cầu nằm song song với cầu Sài Gòn hiện hữu - Ảnh: Vũ Quyền
Cầu Sài Gòn 2 nối quận Bình Thạnh và TP Thủ Đức, khởi công năm 2012, với tổng mức đầu tư 1.485 tỉ đồng. Cầu có tổng chiều dài 1.450m, trong đó phần cầu dài 987,3m, phần còn lại là đường dẫn. Mặt cầu rộng 23,5m, đáp ứng 6 làn xe. Vị trí xây dựng cầu nằm song song với cầu Sài Gòn hiện hữu.
Cầu Sài Gòn 2 khánh thành vào năm 2013, góp phần giảm tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu, giải tỏa ùn tắc giao thông, nâng cao năng lực lưu thông tại cửa ngõ Đông Bắc của thành phố. Đặc biệt, cầu cũng đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến đường Võ Nguyên Giáp, xa lộ Hà Nội góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Ảnh: Vũ Quyền
Khánh thành vào năm 2013, cầu Sài Gòn 2 (bên trái) đã góp phần giảm tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu, giải tỏa ùn tắc giao thông, nâng cao năng lực lưu thông tại cửa ngõ Đông Bắc của thành phố. Đặc biệt, cầu cũng đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến đường Võ Nguyên Giáp, xa lộ Hà Nội góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cầu Ba Son kết nối quận 1 và TP Thủ Đức, khởi công năm 2015, với tổng vốn đầu tư 3.082 tỉ đồng. Cầu dài hơn 1.465m, trong đó phần cầu dài 886m được thiết kế là cầu dây văng, đáp ứng 6 làn xe. Trụ tháp chính của cầu cao 113m, nghiêng về phía Thủ Thiêm - Ảnh: Vũ Quyền
Cầu Ba Son kết nối quận 1 và TP Thủ Đức, khởi công năm 2015, với tổng vốn đầu tư 3.082 tỉ đồng. Cầu dài hơn 1.465m, trong đó phần cầu dài 886m được thiết kế là cầu dây văng, đáp ứng 6 làn xe. Trụ tháp chính của cầu cao 113m, nghiêng về phía Thủ Thiêm.
Cầu Ba Son khánh thành năm 2022, giúp hoàn thiện trục giao thông chính của thành phố, tăng kết nối khu trung tâm thành phố với đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức. Việc hoàn thành cây cầu này còn góp phần phát triển khu đô thị phía Đông thành phố và là điểm nhấn kiến trúc trong tổng thể cảnh quan sông Sài Gòn. Trước đó, cây cầu này được gọi là cầu Thủ Thiêm 2, tuy nhiên tại kỳ họp thứ 8, HĐND TPHCM khóa X đã thông qua nghị quyết đặt tên là cầu Ba Son - Ảnh: Vũ Quyền
Khánh thành năm 2022, cầu Ba Son đã giúp hoàn thiện trục giao thông chính của TPHCM, tăng kết nối khu trung tâm thành phố với đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức. Việc hoàn thành cây cầu này còn góp phần phát triển khu đô thị phía Đông và là điểm nhấn kiến trúc trong tổng thể cảnh quan sông Sài Gòn. Trước đó, cây cầu được gọi là cầu Thủ Thiêm 2, tuy nhiên tại kỳ họp thứ 8, HĐND TPHCM khóa X đã thông qua nghị quyết đặt tên là cầu Ba Son.

Vũ Quyền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI