Xung đột Israel-Hamas: Sự bất ổn đang tạo một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu

13/10/2023 - 11:45

PNO - Các chuyên gia cho biết các quốc gia tham gia xung đột có thể dẫn đến khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

 

 đi một thành viên trong gia đình vì họ đi ăn ngoài là điều không thể chịu đựng được, Amer viết
Chứng kiến và trải qua những tàn phá, mất mát, đau thương khiến trẻ em đối mặt với sức khỏe tâm thần trầm trọng 

Khi xung đột I srael-Hamas vẫn tiếp tục căng thẳng, những câu chuyện về sự tàn phá đã xuất hiện. Hậu quả của nó bao gồm thương tích, tàn tật, phá hủy các tòa nhà và thiệt hại về nhân mạng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những cuộc xung đột không chỉ là cuộc khủng hoảng quan hệ quốc tế mà còn là cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, có thể gây ra hậu quả lâu dài.

Người Israel và Palestine - cũng như cư dân ở các khu vực xung đột khác - có thể bị cắt nguồn thức ăn, nước uống, điện và bị căng thẳng nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần. Những người chạy trốn có thể gặp rủi ro về sức khỏe vì phải di dời.

Hơn nữa, những đau khổ về thể chất và ảnh hưởng tâm lý không chỉ hiện diện ở những người sống tại những vùng bị tàn phá mà cả những người ở nước ngoài.

Tiến sĩ Barry Levy, bác sĩ và giáo sư  tại Trường Đại học Tufts of Medicine chuyên nghiên cứu về tác động sức khỏe cộng đồng của chiến tranh và khủng bố cho biết: “Một trong những điều rất đáng lo ngại trong hầu hết các cuộc xung đột hiện nay là dân thường, thường dân không tham chiến, phải gánh chịu gánh nặng nề”. 

Ông nói tiếp: “Thường dân là những người bị kẹt ở giữa, không chỉ bởi tác động trực tiếp của vũ khí mà còn bởi những ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe đôi khi còn kéo dài sau khi xung đột kết thúc”.

Thiếu khả năng tiếp cận thực phẩm, nước uống

Việc những người sống ở những vùng bị chiến sự tàn phá không thể tiếp cận được thực phẩm, nước sạch và nhiệt điện là điều bình thường.

Mới đây, Israel tuyên bố "bao vây toàn diện" Dải Gaza, phong tỏa lương thực, nước uống và cắt điện tại khu vực này.

Giáo sư Levy cho biết, cơ sở hạ tầng dân sự bị tấn công và phá hủy thường khiến người dân không thể tìm kiếm thức ăn và khiến họ không có nơi trú ẩn hoặc vệ sinh.

Điều này làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể dẫn đến sự phát triển bất thường và thậm chí suy giảm nhận thức.

Căng thẳng ngoài vùng chiến sự

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống ở vùng chiến sự có nguy cơ cao mắc nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và hơn thế nữa. 

Tuy nhiên, gia đình và bạn bè của những người thân yêu ở các khu vực xung đột và thậm chí cả dân chúng nói chung có thể gặp phải căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và PTSD.

Trẻ em Palestine tụ tập lấy nước từ vòi công cộng vào chai trong bối cảnh xung đột với Israel ở Khan Younis, phía nam Dải Gaza [Ibraheem Abu Mustafa/Reuters]
Trẻ em Palestine lấy nước từ vòi công cộng trong bối cảnh xung đột với Israel ở Khan Younis, phía nam Dải Gaza

Tiến sĩ Jack Tsai, giáo sư và trưởng khoa khu vực tại Trường Y tế Công cộng UTHealth Houston ở San Antonio, giải thích: "Vì vậy, một số người có thể mắc PTSD khi chứng kiến ​​những sự kiện khủng khiếp. Ngoài ra, với mạng xã hội hiện nay thì những hình ảnh các cuộc xung đột vô cùng khủng khiếp mà trước đây ít người nhìn thấy thì bây giờ mọi người  đều có thể nhìn thấy. Vì vậy tôi thực sự nghĩ rằng điều đó đang làm tăng nguy cơ mắc PTSD, không chỉ đối với những người ở trong vùng xung đột mà còn rất nhiều người chỉ theo dõi và quan sát những gì đang xảy ra”.

Rủi ro sức khỏe của việc di dời

Nhiều người Israel và Palestine đã buộc phải chạy trốn sang các thành phố khác và thậm chí cả các nước láng giềng, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Tsai nói: “Nó có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của họ trong các hoạt động hàng ngày. Tôi tưởng tượng những người đang bị di dời này sẽ phải thiết lập lại trong môi trường mới, con người mới và nền văn hóa mới, và điều đó có thể gây bất ổn theo mọi cách mà họ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của họ".

Tuy nhiên, những người buộc phải di dời có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn như COVID-19 và bệnh sởi, có thể dẫn đến bùng phát dịch bệnh.

“Các bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm là một vấn đề lớn, chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp, thường xảy ra với tỷ lệ gia tăng trong thời kỳ chiến tranh, do người dân tập trung đông đúc. Bạn có thể tưởng tượng mọi người chen chúc nhau trong những nơi trú ẩn chẳng hạn, hoặc trong các trại tị nạn hoặc các khu vực khác"- Tiến sĩ Barry Levy nói và cho biết một vấn đề khác là khả năng lây lan của các bệnh tiêu chảy, chẳng hạn như bệnh tả, thường xảy ra do thiếu nguồn cung cấp nước an toàn.

Trọng Trí (theo ABC News)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI