Xót xa đình làng hơn 200 năm tuổi thành… phế tích

08/06/2023 - 09:28

PNO - Đình làng Dương Phẩm nổi tiếng bên dòng sông An Cựu thơ mộng, gắn liền với lịch sử hình thành Thuận Hóa - Phú Xuân, hiện chỉ còn là phế tích.

 

Khó ai có thể ngờ rằng, từ năm 2007 đình làng Dương Phẩm bên dòng sông An Cựu nổi tiếng còn nguyên vẹn cả chánh điện- Ảnh: Tư liệu nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh
Từ năm 2007, đình làng Dương Phẩm bên dòng sông An Cựu nổi tiếng còn nguyên vẹn cả chánh điện - Ảnh: Tư liệu nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh
Đến nay các công trình trong khu vực đình làng đã sụp đổ hoàn toàn. Duy nhất bức bình phong quý nằm hướng ra mặt sông An Cựu đang được UBND phường Phú Nhuận TP Huế tự bỏ kinh phí thiết lập hàng rào, khoanh vùng để bảo vệ tạm thời.
Nhưng đến nay, các công trình trong khu vực đình làng đã sụp đổ hoàn toàn. Duy nhất bức bình phong quý nằm hướng ra mặt sông An Cựu đang được UBND phường Phú Nhuận, TP Huế tự bỏ kinh phí thiết lập hàng rào, khoanh vùng để bảo vệ tạm thời.
Đến đình làng Dương Phẩm ở tại địa chỉ 153 đường Phan Đình Phùng TP Huế. Nhiều người không khỏi xót xa khi nhìn thấy đình làng hơn 200 năm tuổi thành… phế tích
Đến đình làng Dương Phẩm (153 đường Phan Đình Phùng TP Huế) những ngày đầu tháng 6/2023, mọi người không khỏi xót xa khi nhìn thấy đình làng hơn 200 năm tuổi đang trở thành… phế tích.
Đã qua bốn đời chủ tịch TP Huế người dân và lãnh đạo phường Phú Nhuận cũng như đại diện các họ tộc của làng Dương Phẩm đã gửi cả tá đơn cầu cứu lên chính quyền cấp trên về việc xuống cấp gần như trở thành phế tích tại đình làng Dương Phẩm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có phương án trùng tu, tôn tạo.
Đã qua bốn đời chủ tịch TP Huế, người dân và lãnh đạo phường Phú Nhuận cũng như đại diện các họ tộc của làng Dương Phẩm đã gửi nhiều đơn cầu cứu lên chính quyền về việc xuống cấp gần như trở thành phế tích tại đình làng Dương Phẩm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có phương án trùng tu, tôn tạo.
Nguyên trước đây đình làng Dương Phẩm thuộc địa phận huyện Kim Trà, đến đầu thế kỷ XX thuộc phường Phú Nhuận TP Huế. Thời điểm đó khu vực phía nam sông Hương, bờ bắc sông Lợi Nông (tức sông An Cựu hiện nay) quá trình đô thị hoá, dân làng Dương Phẩm phải di dời, giải toả mặt bằng để nhà nước xây dựng công sở và các công trình kiến trúc công cộng khác. Duy đình làng, miếu khai canh vẫn còn nguyên vị trí, nay thuộc phường Phú Nhuận, TP Huế.
Nguyên trước đây đình làng Dương Phẩm thuộc địa phận huyện Kim Trà, nay thuộc phường Phú Nhuận - TP Huế. Thời điểm đó, khu vực phía nam sông Hương, bờ bắc sông Lợi Nông (tức sông An Cựu hiện nay) quá trình đô thị hóa, dân làng Dương Phẩm phải di dời, giải tỏa mặt bằng để nhà nước xây dựng công sở và các công trình kiến trúc công cộng khác. Duy đình làng, miếu khai canh vẫn còn nguyên vị trí.
Theo lời các cụ cao niên còn sống ở làng Dương Phẩm, trước đây trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình làng và miếu khai canh vẫn được bảo tồn nguyên trạng, nội thất bài trí tự khí, tôn trí bài vị khai canh khai khẩn, thờ tự trang nghiêm. Hàng năm, dân làng vẫn tổ chức tế lễ theo nghi thức truyền thống. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trải qua một thời gian dài, nhất là giai đoạn những năm 1975-1985, dân làng không có điều kiện bảo quản trùng tu. Hơn nữa khu vực sân đình, miếu khai canh tại đình Dương Phẩm vào thời điểm đó được một HTX Vĩnh Lợi mượn làm cơ sở sản xuất chuổi đót khiến diện tích đất đình làng bị chiếm dụng trái phép để làm nhà ở, mở hàng quán kinh doanh.. Đến nay các công trình trong khu vực đình làng đã sụp đổ hoàn toàn
Theo lời các cụ cao niên còn sống ở làng Dương Phẩm, trước đây, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình làng và miếu khai canh vẫn được bảo tồn nguyên trạng, thờ tự trang nghiêm. Hàng năm, dân làng vẫn tổ chức tế lễ theo nghi thức truyền thống. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trải qua một thời gian dài, nhất là giai đoạn những năm 1975-1985, dân làng không có điều kiện bảo quản trùng tu. Hơn nữa, khu vực sân đình, miếu khai canh tại đình Dương Phẩm vào thời điểm đó được một HTX Vĩnh Lợi mượn làm cơ sở sản xuất chổi đót, khiến diện tích đất đình làng bị chiếm dụng trái phép để làm nhà ở, mở hàng quán kinh doanh. Đến nay, các công trình trong khu vực đình làng đã sụp đổ hoàn toàn.
Có mặt tại ngôi đình cổ lụi tàn theo thời gian, chúng tôi đau xót khi nhận thấy mặt trước đình làng Dương Phẩm nay đã hoang tàn, phía chánh điện đã sụp đổ từ nhiều năm trước, còn lại toàn bộ trong khuôn viên đình làng ngổn ngang đất đá, cỏ cây um tùm, kim tiêm của những đối tượng sử dụng ma túy vương vãi khắp tứ phía
Ngôi đình cổ lụi tàn theo thời gian, phía chánh điện đã sụp đổ từ nhiều năm trước, còn lại toàn bộ trong khuôn viên đình làng ngổn ngang đất đá, cỏ cây um tùm, kim tiêm của những đối tượng sử dụng ma túy vương vãi tứ phía.
những hoa văn họa tiết trang trí trên vì kèo, đòn tay, những bức rèm gỗ được chạm khắc công phu, tinh tế không thua kém bất cứ kiến trúc cung đình nào ở Huế
Những hoa văn họa tiết trang trí trên vì kèo, đòn tay, những bức rèm gỗ được chạm khắc công phu, tinh tế không thua kém bất cứ kiến trúc cung đình nào ở Huế, nay đã không còn.
Đến thời điểm hiện tại khu vực này chẳng khác gì một “bãi tha ma”, rác thải, xà bần bủa vây tứ phía. Dấu tích của một ngôi đình xưa cũ giờ chỉ còn lại ở một đoạn tường gạch cổ, tại đây các hộ dân lấn chiếm đất đình đang trưng dụng làm chỗ phơi áo quần
Đến thời điểm hiện tại, khu vực này chẳng khác gì một bãi rác thải, xà bần bủa vây tứ phía. Dấu tích của một ngôi đình xưa cũ giờ chỉ còn lại ở một đoạn tường gạch cổ. Tại đây, các hộ dân lấn chiếm đất đình đang trưng dụng làm chỗ phơi áo quần...
miếu ông La Minh 68 tuổi kể rằng, trước đây hai vợ chồng ông ở nhà chồ (nhà tạm bợ) dưới mép bờ sông gần chợ An Cựu, đến năm 1990 TP Huế triển khai dự án chỉnh trang đôi bờ sông An Cựu. Do thiếu giấy tờ nên vợ chồng ông La Minh và bà Mai Thị Bê thời điểm đó không được nhà nước đưa vào diện được cấp đất tái định cư. Suốt thời gian đó cho đến nay gia đình ông La Minh đến bám trụ trong khuôn viên đất của đình làng Dương Phẩm để cất căn nhà tạm sinh sống cùng vợ và các con. Mong muốn của công La Minh cũng như 7 hộ dân nơi đât là được tác định cư đến nơi ở mới để trả lại đất cho đình làng
Ông La Minh 68 tuổi kể rằng, trước đây hai vợ chồng ông ở nhà chồ (nhà tạm bợ) dưới mép bờ sông gần chợ An Cựu, đến năm 1990 TP Huế triển khai dự án chỉnh trang đôi bờ sông An Cựu. Do thiếu giấy tờ nên vợ chồng ông La Minh và bà Mai Thị Bê thời điểm đó không được nhà nước đưa vào diện được cấp đất tái định cư. Suốt thời gian đó cho đến nay, gia đình ông La Minh đến bám trụ trong khuôn viên đất của đình làng Dương Phẩm để cất căn nhà tạm sinh sống cùng vợ và các con. Mong muốn của ông La Minh cũng như 7 hộ dân nơi đây là được tác định cư đến nơi ở mới để trả lại đất cho đình làng.
Mặc dù đã qua hơn 15 năm với hàng loạt đơn thư gửi đến các cấp chính quyền thành phố, tỉnh nhưng người dân chỉ được nhận đúng một câu trả lời bằng văn bản số: 884 /UBND TP Huế ngày 29/4 năm 2008 về việc Xây dựng thiết chế văn hóa cộng đồng lại đình Dương Phẩm do ông Nguyễn Đăng Thạnh thời điểm đó là Phó chủ tịch TP Huế ký xác nhận. Nội dung văn bản nêu rõ: Đồng ý cho UBND phường Phú Nhuận phối hợp với các ban, ngành liên quan có kế hoạch đầu tư xây dựng tại đây một thiết chế sinh hoạt văn hóa cộng đồng phục vụ cộng đồng dân cư phường Phú Nhuận. Xử lý nghiêm túc việc lấn chiếm đất đai khuôn viên đình. Tu sửa bức bình phong và lập bia ghi lịch sử làng và công trạng của vị khai canh làng Dương Phẩm. Việc xây dựng công trình thiết chế văn hóa cộng đồng phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với môi trường cảnh quan đô thị và tính chất của một địa điểm có dấu tích sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống. Thế nhưng đến nay đã hơn 15 năm các sở ban ngành vẫn chưa lập dự án để trung tu tôn tạo ngôi đình này.
Mặc dù đã qua hơn 15 năm với hàng loạt đơn thư gửi đến các cấp chính quyền thành phố, tỉnh, nhưng người dân chỉ được nhận đúng một câu trả lời bằng văn bản số: 884 /UBND TP Huế ngày 29/4 năm 2008 về việc Xây dựng thiết chế văn hóa cộng đồng lại đình Dương Phẩm, do ông Nguyễn Đăng Thạnh thời điểm đó là Phó chủ tịch TP Huế ký xác nhận. Nội dung văn bản nêu rõ: Đồng ý cho UBND phường Phú Nhuận phối hợp với các ban, ngành liên quan có kế hoạch đầu tư xây dựng tại đây một thiết chế sinh hoạt văn hóa cộng đồng phục vụ cộng đồng dân cư phường Phú Nhuận. Xử lý nghiêm túc việc lấn chiếm đất đai khuôn viên đình. Tu sửa bức bình phong và lập bia ghi lịch sử làng và công trạng của vị khai canh làng Dương Phẩm. Thế nhưng, đến nay đã hơn 15 năm, các sở ban ngành vẫn chưa lập dự án để trùng tu tôn tạo ngôi đình này.
ông Nguyễn Bá Vương- Phó chủ tịch UBND phường Phú Nhuận TPHuế cho biết, trong hai năm qua, để hạn chế các đối tượng nghiện ngập, cũng như người dân thiếu ý thức đến đây đổ rác thải, xà bần phường Phú Nhuận đã triển khai làm một hàng rào xung quanh để giữ đất, tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tạm thời. “Lãnh đạo phường mong muốn TP Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm sớm có dự án để trùng tu, tôn tạo xây dựng lại đình làng Dương Phẩm để bà con thực hiện các nghi lễ tế tự thể theo nguyện vọng của nhân dân trong phường. Đồng thời sớm có kế hoạch thu hồi diện tích người dân lấn chiếm. Đồng thời ưu tiên quỹ đất để bố trí bà con tái định cư đến nơi ở mới
Ông Nguyễn Bá Vương - Phó chủ tịch UBND phường Phú Nhuận TP Huế cho biết, lãnh đạo phường rất mong muốn TP Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm sớm có dự án để trùng tu, tôn tạo xây dựng lại đình làng Dương Phẩm để bà con thực hiện các nghi lễ tế tự, thể theo nguyện vọng của nhân dân trong phường. Đồng thời, sớm có kế hoạch thu hồi diện tích người dân lấn chiếm, ưu tiên quỹ đất để bố trí bà con tái định cư đến nơi ở mới.

Thuận Hóa

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=