Vừa được giải cứu đã muốn tiếp tục “cầm mạng”, vì sao ?

30/05/2013 - 16:06

PNO - PN - Từ nhiều năm qua, dọc theo biên giới Tây Nam đã xảy ra hàng ngàn trường hợp tán gia, bại sản sau khi bước vào casino bên kia biên giới… thế nhưng dường như những hậu quả nhãn tiền này vẫn chưa đủ sức làm nhiều người chùn...

Hàng ngày dòng người vẫn ùn ùn sang casino, trong đó có cả những người từng thua đến tán gia, bại sản. Vì sao? Chúng tôi trở lại xã biên giới Khánh An, An Phú, An Giang tìm đến nhà Nguyễn Văn Hồng, người vừa được Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh An Giang giải cứu vào cuối tháng 4/2013 để tìm câu trả lời.

Vua duoc giai cuu da muon tiep tuc “cam mang”, vi sao ?

Nguyễn Văn Hồng

Ngựa quen đường cũ

Theo phản ánh của Công an xã Khánh An, ngày mới được lực lượng công an giải cứu trở về, trông Hồng rất tiều tụy. Theo trình bày của Hồng, trái ngược với thái độ “ưu đãi” ngắn trong những ngày đầu “cầm mạng” đánh bạc, khi thấy con bạc thua cháy túi và hết đường thanh toán, họ chuyển sang “bạc đãi” một cách thậm tệ. Không chỉ thường xuyên đối mặt với những bữa cơm đạm bạc và nhốt kín trong căn phòng tối, chúng còn bịt mắt trước khi di chuyển nơi giam giữ. “Thường mỗi điểm chúng giam hơn chục con nợ cầm mạng là người Việt, nhưng chúng tôi gần như không thể trao đổi với nhau những thông tin rất cơ bản về quê quán… Bởi chỉ cần nghe có tiếng nói là tên canh giữ xông vào đánh đập cả phòng”, Hồng nhớ lại: “Chúng chỉ cho nói chuyện qua điện thoại với người nhà theo những câu đã được định sẵn: Mang tiền qua cứu, nếu không sẽ bị đưa sang Thái Lan bán thận, hoặc sẽ bán vào các nhà chứa nếu con nợ là nữ”.

Thế nhưng ngay khi vừa được giải cứu khỏi “địa ngục trần gian” này, Hồng đã nuôi mộng quay trở lại. Thiếu tá Nguyễn Hoài Sơn, Trưởng Công an xã Khánh An bức xúc: “Biểu hiện rõ nét nhất là Hồng tìm mọi cách để thoái thác trong việc hợp tác với cơ quan điều tra truy tìm tung tích đường dây cờ bạc này như một cách “chừa đường” để quay trở lại casino”. Theo thiếu tá Sơn, không chỉ lấy cớ lần đầu đến biên giới Campuchia-Thái Lan đánh bạc để tránh né các câu hỏi về địa điểm giam nhốt, đặc điểm nhận dạng của các nhân vật trong đường dây giam giữ người trái phép… Hồng còn tìm cách thoái thác cung cấp thông tin liên quan đến người đưa lối mình vào cuộc chơi “cầm mạng” đánh bạc.

Vua duoc giai cuu da muon tiep tuc “cam mang”, vi sao ?

Gương mặt đau khổ của bà Sáng sau khi gánh món nợ 100 triệu đồng từ thú chơi đỏ đen của Hồng

Vén màn “ma lực”

Do đã dự tính trước về cuộc “quay trở lại” nên rất khó để Hồng tự nguyện nói thật về hành trình “cầm mạng” đánh bạc và càng khó hơn trong việc để anh ta "bật mí" về hấp lực đã khiến nhiều con bạc sau khi tán gia, bại sản vẫn nuôi mộng trở lại với các trò đỏ-đen bên kia biên giới. Tuy nhiên, qua trò chuyện, chúng tôi tình cờ phát hiện điều bất thường giữa số tiền mà Hồng khai nhận cầm mạng để vay đánh bạc với số tiền mà cha, mẹ anh ta vay mượn để trả nợ, và nhất là sự cố mà mẹ anh ta là bà Lâm Thị Sáng bị giam giữ vì không mang đủ tiền trả nợ… Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, nhiều khả năng số tiền nợ là màn kịch mà phía casino dàn dựng để đạt được hai mục đích: lấy lại vốn đã cho vay và hỗ trợ cho con bạc có đường quay trở lại. Bởi nếu không làm thế này, sẽ không có nhiều người trở sang chơi.

Trở lại câu chuyện của Hồng, anh khai với cơ quan có hai lần ký giấy cầm mạng với số tiền lên đến 9.000 USD, quy đổi theo tỷ giá Việt Nam đồng, tương đương 180 triệu đồng. Thế nhưng theo lời của ông Thanh, bà Sáng (cha, mẹ của Hồng) khi phát hiện gia cảnh quá nghèo, phía chủ nợ chỉ đòi trả 100 triệu đồng. Vì sao có sự chênh lệch bất hợp lý này? Lúc đầu Hồng tìm cách quanh co. Thế nhưng khi chúng tôi hỏi: Vì sao trong lần đầu điện thoại về, anh cho biết số tiền nợ tương đương 5.000 ria (đơn vị tiền CPC), nhưng chỉ ngày hôm sau khi mẹ anh mang 40 triệu đồng lên trả thì bị “lật lọng” là 5.000 USD và sau đó bà bị nhốt lại để buộc cha anh vay nợ thêm 60 triệu đồng? Hồng mới rụt rè “bật mí”. Theo lời Hồng, thông thường trước khi buộc con bạc khai ra số điện thoại liên lạc với gia đình, người thân, các chủ nợ thương lượng với con bạc về số tiền nợ theo hướng cao hơn số tiền nợ thực tế để các con nợ... hưởng lợi. “Họ thường nói: “Sau nợ nần này, gia đình ngại giúp đỡ, đưa tiền bạc với số lượng lớn, vì vậy cứ khai thật nhiều lên, phần dư ra tụi tao sẽ đưa lại để tụi bây có cửa trở lại chơi”. Kinh nghiệm sau hơn một tháng bị giam giữ của Hồng cho thấy, với trò này thường mỗi người thua bạc “bỏ túi” riêng ít nhất 10 triệu đồng. Cá biệt có trường hợp lên đến vài mươi triệu đồng.

Vua duoc giai cuu da muon tiep tuc “cam mang”, vi sao ?

Ông Thanh ăn vội củ khoai lang để lấy sức đi vớt ốc chắt mót tiền trả nợ đánh bạc cho con

Hồng cho biết, mấy ngày sau khi trở về, phía casino có điện thoại kêu trở lại… Nhưng khi không thấy, họ lại điện thoại cảnh cáo: “Liệu hồn, làm theo lời, nếu không đừng trách. Tụi tao thả mày được thì cũng bắt mày lại được”.

 Tùng Hương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI