Việt kiều về ăn tết chẳng thích ai đón ở sân bay

20/01/2020 - 09:12

PNO - Mọi người đi đón tôi cũng năm bảy lý do, không hẳn vì nhớ thương sau nhiều năm xa cách mà có khi do cái mác “Việt kiều” của tôi.

Xuống sân bay vào lúc nửa đêm, chứng kiến cảnh nhiều người chen nhau trước rào chắn, cố ngóng tìm người thân, trên sảnh nhà chờ ga quốc tế người già, trẻ nhỏ nằm ngồi la liệt vì quá mệt mỏi, tôi cảm thấy may mắn vì trong số đó không có người thân của mình. Tôi gọi điện báo cho ba mẹ rồi tự bắt xe về nhà mà không hề thấy tủi thân, trong khi những người đi cùng chuyến bay có cả chục người ra đón. 

Lần đầu tiên về nước, tôi cũng được người thân họ hàng thậm chí cả hàng xóm đón tiếp ngay tại sân bay như thế. Nhưng hai lần gần đây, tôi tìm cách để tránh chuyện đó vì thấy không thoải mái và khỏi phiền phức cho mọi người.

tôi cảm thấy may mắn vì trong số đó không có người thân của mình
Ở sân bay, tôi thấy may mắn vì trong biển người vật vã chen lấn để đón Việt kiều về nước ăn tết không có người thân của mình. Ảnh minh hoạ

Tôi đi du học rồi định cư ở nước ngoài đã gần 15 năm. Do có điều kiện nên cứ năm năm một lần, tôi mới sắp xếp về quê đón tết cùng gia đình. Quả thật, lần đầu trở về, tôi vui mừng vô cùng khi bước xuống sân bay đã được đông đủ bà con họ hàng và gia đình ra đón. Ai nấy tay bắt mặt mừng, chen lên trước để ôm tôi cho bằng được.

Khi biết để đi đón tôi, mọi người đã phải gác công việc bộn bề của những ngày giáp tết, thuê xe vượt gần 200km để lên thành phố, chờ đợi mỏi mòn ở sân bay trong cảnh đông đúc gần cả buổi, tôi rất cảm động. Nhưng tôi thấy ái ngại khi ông nội gần 80 tuổi và mấy đứa cháu nhỏ cũng đi theo bị say xe vật vã trông tội nghiệp.

Tôi hỏi ba sao lại để mọi người đi vất vả như thế, ba mới giải thích: “Con không hiểu tâm lý người ở nhà muốn gặp con như thế nào đâu, vả lại ông và các cháu ít khi được lên thành phố, nhất là vào sân bay quốc tế nên muốn đi theo để mở mang tầm mắt”.

Nghe ba nói vậy, tôi thấy thật ấm áp trước tình cảm chân thành mà mình nhận được. Nhưng khi vừa lên xe, một người chú họ đã gợi ý tôi đưa cả nhà đi ăn nhà hàng rồi vào siêu thị mua sắm vì mấy khi mọi người được lên thành phố đón Việt kiều.

Thật sự, lúc đó tôi thấy khá mệt mỏi sau một chuyến bay dài chỉ muốn về nhà nghỉ ngơi nên không biết trả lời ra sao. Rất may, ba tôi đỡ lời, hẹn mọi người dịp khác vì giờ đã muộn, nếu không về ngay thì đến khuya vẫn chưa tới nhà. Về đến nơi, ai nấy đều bơ phờ sau thời gian chờ đợi chen lấn ở sân bay và ngồi xe đường dài nhưng có mấy người cứ nấn ná lại nhà tôi uống nước trà.

Lúc đó, tôi tắm rửa xong và chuẩn bị vào phòng đi ngủ thì mẹ tôi nhắc: “Con có quà gì thì đem biếu, để mọi người còn về”. Tôi ngạc nhiên trước lời nói của mẹ và hiểu ra vì sao khuya rồi mà họ vẫn chưa về.

Khổ nỗi, tôi chỉ mua ít bánh kẹo mang về cho các cháu chứ không chuẩn bị quà cáp gì do giới hạn hành lý và cứ nghĩ, giờ trong nước gì cũng có mua sau cũng được. Bất đắc dĩ tôi đem cho mỗi người một gói kẹo làm quà trước ánh mắt ngỡ ngàng của người nhận.

Mỗi lần về quê ăn Tết, tôi chỉ báo cho ba mẹ biết nhưng không nói thời gian cụngồi thẩn thờ, uể oải ở sân bay chờ đợi để đón tôi thể vì không muốn người thân 
Mỗi lần về quê ăn Tết, tôi chỉ báo cho ba mẹ biết nhưng không nói thời gian cụ thể vì không muốn người thân ngồi chờ đợi để đón tôi. Ảnh minh hoạ

Thím tôi thở dài buột miệng hỏi: “Chỉ có thế này thôi à”, khiến tôi đứng hình. Hôm sau gặp lại anh hàng xóm có đi đón mình, tôi chào hỏi mà không thấy đáp. Anh đã thấy nhìn tôi bằng ánh mắt khác chứ không còn nồng nhiệt hồ hởi như lúc gặp ở sân bay.

Tôi mới thấm thía, mọi người đi đón tôi cũng năm bảy lý do, không hẳn vì nhớ thương sau nhiều năm xa cách,  mà vì cũng cái mác “Việt kiều” của tôi. Bởi khi tôi đi, chẳng thấy người quen nào đi tiễn ngoài ba mẹ và mấy anh chị em ruột. Từ lần đó, mỗi lần về quê ăn Tết, tôi chỉ báo cho ba mẹ biết chứ không thông báo rộng rãi cho bà con họ hàng như trước.

Tôi chỉ nói khoảng thời gian về còn ngày về không cụ thể vì không muốn ba mẹ ra ngồi thẩn thờ, uể oải ở sân bay chờ đợi để đón tôi. Khi xuống sân bay, tôi mới gọi cho gia đình báo là đã tới nơi rồi gọi taxi về. Bất đắc dĩ lắm tôi mới nhờ đứa em họ đang học ở thành phố ra đón.

Những lần về một mình như thế, tôi thấy nhẹ nhàng hơn. Bởi vậy thấy cảnh hàng ngàn người vật vã chờ đợi ở sân bay để đón người thân ở nước ngoài về ăn tết, tôi tự hỏi: những người được đón liệu có vui vẻ gì không?

                                                                                                           Nhung Nguyễn

 

 

 

 

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(2)
  • son le 23-01-2020 09:36:58

    Tôi mỗi khi về hay đi khỏi Việt Nam đều tự lo một mình không muốn ai đưa đón, tâm lý ngày xưa Việt kiều chưa về VN nhiều thì bỡ ngỡ cái quan trọng là hệ thống liên lạc không như bây giờ nên người thân đón vì sợ bị trấn lột. Còn người ở việt Nam bây giờ thu nhập cao như bạn Bao Công nói thì thật chúc mừng, đáng ngưỡng mộ. Còn riêng danh xưng Việt kiều khg phải thích mà là bị gắn cho (ngày xưa giá cả dịch vụ cho Việt kiều cao hơn người trong nước), người trong nước bây giờ thu nhập cao mà kiều hối hàng năm trên mười mấy tỷ USD cái nầy có lẽ nên xét lại vì thật ra để có tiền gởi về họ phải hạn chế tiêu xài và làm việc rất vất vả. (còn tầm vài chục triệu một tháng thì đếm không xuể thậm chí còn mua nhà bên Mỹ, bên Singapore vài triệu đô 1 căn, mua xe hơi 5, 10 tỷ 1 chiếc là chuyện thường. Tác giả 5 năm mới về Việt Nam 1 lần nên sự hiểu biết về đất nước đương nhiên là lạc hậu và có vẻ còn thích cái danh xưng Việt kiều.)

  • bao công 20-01-2020 15:19:00

    Những cái kiểu đón như thế này thì trước đây khoảng 20 năm là có, giờ thì bớt nhiều lắm rồi chỉ còn ở những gia đình thất nghiệp, những người như tác giả đã nói là đi đón không phải vì thương nhớ mà vì quà cáp, tiền đô Bây giờ ở Việt Nam những người có thu nhập tiền tỷ hoặc vài trăm triệu một tháng không phải là ít còn tầm vài chục triệu một tháng thì đếm không xuể thậm chí còn mua nhà bên Mỹ, bên Singapore vài triệu đô 1 căn, mua xe hơi 5, 10 tỷ 1 chiếc là chuyện thường. Tác giả 5 năm mới về Việt Nam 1 lần nên sự hiểu biết về đất nước đương nhiên là lạc hậu và có vẻ còn thích cái danh xưng Việt kiều.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Bước ra vùng định kiến

    Bước ra vùng định kiến

    16-03-2024 06:28

    Nghe chị vui vẻ tự nhận mình là “gái ế”, chúng tôi thường tự hỏi: "Sao chị xinh đẹp, chăm chỉ kiếm tiền thế mà lại không ai yêu? Vô lý!".

  • Vì tiếc tiền, chồng lạnh lùng trước nỗi đau của tôi

    Vì tiếc tiền, chồng lạnh lùng trước nỗi đau của tôi

    15-03-2024 06:09

    Tôi lập gia đình ở tuổi 35. Độ tuổi ấy, ở quê tôi đã là “ế chỏng chơ”. Nhưng với lối sống thành thị thì bình thường.

  • Sạch sẽ gọn gàng quá mức, có phải tôi bị bệnh OCD?

    Sạch sẽ gọn gàng quá mức, có phải tôi bị bệnh OCD?

    14-03-2024 17:12

    Ưa thích sạch sẽ là điều rất bình thường và nên khuyến khích. Thế nhưng sạch sẽ quá mức lại gây áp lực cho chính bản thân và những người xung quanh.

  • Tập khen con dâu

    Tập khen con dâu

    14-03-2024 11:35

    Những bậc phụ huynh xưa thường dựa vào tuổi đời để mặc định mình thuộc hàng “chiếu trên”. Tuy nhiên, đời sống bây giờ đã thay đổi.

  • Cô ấy chỉ yêu… chính mình

    Cô ấy chỉ yêu… chính mình

    14-03-2024 06:11

    Anh lờ mờ nhận ra mình đang chìm đắm trong một mối quan hệ… độc hại, bởi cô cư xử theo kiểu không phân biệt được đúng - sai...

  • Mẹ có rể Tây

    Mẹ có rể Tây

    13-03-2024 12:40

    Câu chuyện diễn ra tốt đẹp thật. Rể Tây quý vợ, quý cả mẹ vợ. Giờ bà yên tâm buôn bán, đi chùa nấu ăn, vui vẻ lắm.

  • Không nỡ ly hôn khi chồng thất nghiệp

    Không nỡ ly hôn khi chồng thất nghiệp

    13-03-2024 06:02

    Hôn nhân của chúng tôi lạnh nhạt từ nhiều năm nay. Con cái đã lớn, tôi tính chuyện ly hôn nhưng chẳng may chồng tôi lại đang thất nghiệp.

  • Bất ngờ khi thấy vợ rao bán quà tặng của chồng

    Bất ngờ khi thấy vợ rao bán quà tặng của chồng

    12-03-2024 18:21

    Khang phát hiện vợ mang quà tặng rao bán trên mạng. Tâm sốc khi thấy quà mình tặng nàng nằm trong thùng rác.

  • Muốn đi bước nữa nhưng sợ tài sản ly tán

    Muốn đi bước nữa nhưng sợ tài sản ly tán

    12-03-2024 13:43

    60 tuổi, chú tôi phân vân việc đi bước nữa, ông lo bị phân tán số tài sản dành dụm cả đời.

  • Giá ngày đó em chọn chồng kỹ hơn

    Giá ngày đó em chọn chồng kỹ hơn

    12-03-2024 06:07

    Cuộc sống thiếu thốn khiến Hậu hay nghĩ ngợi mông lung. Càng nghĩ lại càng thấy chồng mình không bằng chồng người ta.

  • Ra ngoài váy áo lộng lẫy, ở nhà nhếch nhác không ai ngờ

    Ra ngoài váy áo lộng lẫy, ở nhà nhếch nhác không ai ngờ

    11-03-2024 18:32

    Người ưa sạch sẽ, ăn mặc gọn đẹp thì nhà cửa cũng sạch sẽ chứ, sao lại có trường hợp mâu thuẫn vậy?

  • Đi bước nữa sẽ khó dạy con?

    Đi bước nữa sẽ khó dạy con?

    11-03-2024 12:41

    Mẹ con tôi đã sống yên ổn, tự nhiên tôi rước một người về, người ấy không giúp tôi và con mà còn gây căng thẳng triền miên.

  • Giấu chồng

    Giấu chồng

    11-03-2024 06:37

    Chị em nào đưa hình lên nhiều thì họ bảo “nhỏ đó khoe chồng, khoe con, flex quá đáng”, đưa ít hoặc không đưa thì họ đồn đoán đã ly hôn...

  • "Né" ánh mắt chồng

    "Né" ánh mắt chồng

    10-03-2024 19:43

    Người ta khuyên chỉ nên xem đây là một thói tật thường tình bị mang theo lên giường, không nên cố… nâng quan điểm.

  • Ngoài tật cá độ thì chồng rất tốt

    Ngoài tật cá độ thì chồng rất tốt

    10-03-2024 14:52

    Tôi mà dây dưa với chồng thì suốt đời trả nợ cho anh, các con lại bị ám bởi một tấm gương xấu.

  • Cân đo một đời

    Cân đo một đời

    10-03-2024 06:13

    Cân đo lắm cũng chỉ phí một đời. Mợ Gấm đã băng ra khỏi cánh cổng ấy, đã quyết định cắt may giấc mơ đời mình trên mảnh gấm sang trọng.

  • Chồng không ghen, cũng lo

    Chồng không ghen, cũng lo

    09-03-2024 17:43

    Cha ngoại tình, mẹ dành cả 30 năm chạy theo cha để ghen. Tuổi thơ của cô chỉ toàn cãi cọ, đổ vỡ chén đĩa, đồ đạc, tổn thương và sợ hãi.

  • Biết đâu chồng có chuyện khó nói

    Biết đâu chồng có chuyện khó nói

    09-03-2024 15:40

    Hân rơi vào cảm xúc tiêu cực sau những cư xử kỳ lạ của chồng. Đêm qua cô đã nghĩ đến phương án chia tay.