Vi khuẩn phế cầu: “kẻ thù chung” gây hại cho phổi - não - tai - máu của trẻ - mẹ đã biết?

13/10/2020 - 16:49

PNO - Mẹ hãy lắng nghe “tâm sự” của những người bạn trên cơ thể bé về “kẻ thù chung” phế cầu khuẩn để cùng con chống lại chúng nhé!

Đừng để tương lai trẻ bị chôn vùi chỉ vì chưa hiểu hết về phế cầu khuẩn. Ảnh: Shutterstock
Đừng để tương lai trẻ bị chôn vùi chỉ vì chưa hiểu hết về phế cầu khuẩn. Ảnh: Shutterstock

Phổi sợ giảm sút “thiên chức” vì bệnh viêm phổi

Phế cầu khuẩn luôn nhăm nhe xâm nhập vào cơ thể bé thông qua đường hô hấp như khi người bệnh ho và hắt hơi, dẫn đến nhiễm trùng nặng và gây ra bệnh viêm phổi. Bệnh này sẽ dẫn đến sốt, ho, thở nhanh hoặc khó thở, đau ngực… Có gần 50% trẻ nhỏ đã tử vong bởi viêm phổi do phế cầu khuẩn...

“Thủ lĩnh” não và nỗi lo mất khả năng lãnh đạo vì viêm màng não

Là “thủ lĩnh” của toàn bộ cơ thể, não tất nhiên càng dễ nằm trong “tầm ngắm” của phế cầu khuẩn.

Hãy đến gặp bác sĩ để được nghe tư vấn. Ảnh:Shutterstock
Hãy đến gặp bác sĩ để được nghe tư vấn. Ảnh:Shutterstock

Khi phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể tấn công màng não - lớp vỏ bao ngoài giúp bảo vệ não và tuỷ sống, gây nên bệnh viêm màng não, khiến bé giảm khả năng học tập, giảm thính lực nhẹ hoặc ít gặp hơn là động kinh. Nặng hơn, có thể xuất hiện sốt cao và đau đầu trong vòng một vài giờ hoặc từ 1 đến 2 ngày, nôn mửa, cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng, ăn mất ngon, rối loạn ý thức… Tại Mỹ, cứ 15 trẻ dưới 5 tuổi bị viêm màng não do phế cầu khuẩn thì có 1 trẻ tử vong.

Các kẻ xấu phổ biến “hăm he” tai giữa

Phế cầu khuẩn cũng gây nên bệnh viêm tai giữa, nghe chừng phổ biến nhưng mẹ đừng xem nhẹ!

Không chỉ phế cầu khuẩn mà vi khuẩn Heamophilus Influenza (HI) không định týp cũng “hăm he” tấn công gây viêm tai giữa. Trong 10 trường hợp bị viêm tai giữa cấp thì có đến 7 ca là do vi khuẩn, trong đó vi khuẩn phế cầu chiếm từ 28-55% và vi khuẩn HI không định týp chiếm 17-48%.

Vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào tai giữa làm viêm nhiễm bên trong màng nhĩ, gây bệnh viêm tai giữa cấp.

Viêm tai giữa là căn bệnh nguy hiểm hơn rất nhiều so với tưởng tượng. Ảnh: Shutterstock
Viêm tai giữa là căn bệnh nguy hiểm hơn rất nhiều so với tưởng tượng. Ảnh: Shutterstock

Khi tai giữa bị viêm, bé sẽ có những triệu chứng đau tai, màng nhĩ sưng nề và đỏ, khó ngủ, sốt và bứt rứt. Nghiêm trọng hơn là giảm thính lực tạm thời hoặc kéo dài tùy theo biến chứng, dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi và kết quả học tập kém.

Báo động viêm toàn thân

Cuối cùng, máu cũng có chung kẻ thù với phổi, não và tai. Phế cầu khuẩn tràn vào tấn công máu gây nhiễm trùng máu, dẫn đến tình trạng viêm toàn thân, hụt hơi, nhịp tim cao, sốt, rét run, đau đầu, đau cơ, lơ mơ ngủ, ban ngoài da.

Khi máu bị nhiễm trùng thường sẽ kéo theo các bệnh viêm nhiễm khác khiến quá trình điều trị trở nên rất phức tạp. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhiễm khuẩn huyết ở trẻ do phế cầu khuẩn là 20%.

Mẹ có thể giúp con phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn phổi, não, tai, máu bằng cách tăng cường kháng thể, cũng như kháng khuẩn môi trường sống… Đặc biệt, tiêm vắc-xin ngừa phế cầu khuẩn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất giúp bé yêu có thể chống lại kẻ ác này.

Các bệnh viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm tai giữa tuy rất nguy hiểm và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa. Hãy hỏi bác sĩ để bảo vệ con bạn khỏi kẻ xấu đáng gờm này nhé!

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra trên trang web 5anhemnhasieu.com.

 

Thanh Châu

 

Được tài trợ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI