Trung Quốc sắp có thêm hai giàn khoan mới

04/08/2014 - 10:44

PNO - Các công ty dầu khí Trung Quốc đang đặt hàng thêm hai giàn khoan mới cùng nhiều tàu thuộc đội hải cảnh, khi giàn khoan Hải Dương 981 vừa rút về đảo Hải Nam sau hơn hai tháng hạ đặt trái phép trong thềm lục địa của Việt Nam.

edf40wrjww2tblPage:Content

Trong nửa đầu năm nay, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) và các công ty nhỏ hơn đều đặt hàng thêm tàu và giàn khoan cho kế hoạch khai thác ngoài khơi lớn nhất trong vòng bốn năm qua. Trong đó có nhiều thiết bị đang được thực hiện, tờ Australian dẫn tin từ Cơ quan Tư vấn và Dữ liệu Hàng hải IHS Maritime của Mỹ cho biết.

Trung Quốc dự kiến có thêm hai giàn khoan trong thời gian tới. Các giàn khoan mới này có quy mô tương đương với giàn khoan 981. Bắc Kinh đã đặt hàng một giàn khoan nước sâu 30.000 tấn trong năm ngoái, sẽ hoạt động ở Biển Đông.

Trong số đó, giàn khoan Hải Dương 982 dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2016 và được thiết kế đặc biệt để hoạt động ở Biển Đông, nhà thầu Agility Projects, Na Uy và công ty đóng tàu Đại Liên của Trung Quốc cho biết. Giàn khoan này có thể hoạt động ở độ sâu hơn 1.500 m và có thể chịu được sóng lớn và giông bão.

Việc này được nhận định là Trung Quốc đang đẩy nhanh việc tăng cường thiết bị cho kế hoạch khai thác dầu ngoài khơi, và tăng cường tàu hải cảnh để bảo vệ khi đang mạo hiểm hơn ở vùng nước giàu tài nguyên Biển Đông.

Trung Quoc sap co them hai gian khoan moi

Hồi đầu tháng 5, Trung Quốc triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu hộ tống tại vùng biển của Việt Nam. Ảnh: Economist.

"Đây chỉ là khởi đầu của một kế hoạch lớn và có dự tính của Trung Quốc trong việc kiểm soát các nguồn tài nguyên ở Biển Đông", Gary Li, nhà phân tích của IHS nói.

Việc tăng cường thiết bị là một phần chính sách quốc gia, ở khu vực mà mục tiêu về chính trị và an ninh năng lượng của Bắc Kinh có chồng lấn với nước khác, Philip Andrews-Speed, một chuyên gia về an ninh năng lượng tại Viện nghiên cứu Năng lượng của Singapore nhận định. "Tôi chắc rằng họ sử dụng các giàn khoan này làm tuyên bố chính trị cũng như dùng để khai thác".

Năng lực mới cho phép Trung Quốc tiến vào Biển Đông, vượt qua các nước như Việt Nam và Philippines, vì các nước này phụ thuộc nhiều vào chuyên môn của nước ngoài, Andrews-Speed đánh giá.

Đi đầu trong nỗ lực này là CNOOC và Công ty Dịch vụ dầu mỏ Trung Quốc (COSL). Sản lượng dầu khí nội địa của CNOOC thay đổi trong bốn năm qua, và cho biết năm 2009 rằng cam kết 30 tỷ USD cho các dự án nước sâu trong 20 năm. Khoan dầu ở vùng nước sâu đang là xu thế của toàn cầu, khi các mỏ dễ khai thác bị cạn kiệt và các công ty năng lượng buộc phải đến các vùng xa xôi.

Phát ngôn viên của CNOOC từ chối bình luận việc phát triển thiết bị mới có thể tăng xung đột với các nước láng giềng và cho biết công ty đang thực hiện kế hoạch khai thác mà họ tuyên bố trong năm nay. COSL sẽ phụ trách về đội tàu và đặt hàng khi thông báo doanh thu trong tháng này. Công ty khai thác dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới này từng khai thác và có kinh nghiệm ở Bắc Hải, vịnh Mexico và Indonesia.

Đồng thời Trung Quốc cũng tăng cường đội tàu hải cảnh, vừa được tổ chức lại năm ngoái gồm cảnh sát duyên hải, ngư nghiệp và các cơ quan thực thi pháp luật trên biển. Đội này có khoảng 100 tàu, 40 tàu đang đặt và dự kiến nhận về 15 chiếc trong năm nay. Nhiệm vụ của lực lượng này là nhằm tăng cường năng lực trên biển, bảo vệ các tài nguyên trên biển và bảo vệ quyền và lợi ích hàng hải.

Giữa tháng 7, sau hơn hai tháng hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu hộ tống trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trung Quốc đã rút giàn khoan này về khi bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ.

Theo Khánh Lynh (VnExpress.net)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI