Trung Quốc chưa hề rời khỏi Biển Đông!

18/07/2014 - 11:25

PNO - PN - TQ dời giàn khoan khổng lồ Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng không quên khẳng định yêu sách chủ quyền biển đảo và cảnh báo có thể quay trở lại. Trên thực tế Bắc Kinh đã dự...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trung Quoc chua he  roi khoi Bien Dong!

Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc - Ảnh: Reuters/Xinhua

Ngày 17/7, hãng tin Reuters dẫn nguồn các quan chức ngành dầu khí TQ cho biết, các con tàu - nhà máy khí hóa lỏng nổi có thể trở thành một thành phần quan trọng trong chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông, gồm cả vùng biển tranh chấp, trong bối cảnh nước này tìm cách tăng sản lượng dầu khí ngoài khơi. Lý do làm các nhà máy nổi là do giếng dầu quá xa bờ hoặc quá nhỏ để đầu tư hệ thống đường ống dẫn ngầm dưới biển. Ngoài ra, theo các chuyên gia, trong vùng biển tranh chấp, một tàu đơn lẻ sẽ dễ bảo vệ hơn so với hàng trăm kilômét đường ống. Về ý tưởng này, Giám đốc nghiên cứu nước sâu của Tổng công ty dầu khí Hải Dương TQ, ông Xie Bin, cho biết: “Đối với các vùng biển tranh chấp, chúng ta cần phải chủ động, vì không thể trông đợi sự hỗ trợ trên bờ từ bất kỳ quốc gia láng giềng nào”.

Viễn cảnh của dự án nhà máy khí hóa lỏng nổi sẽ không khác bao nhiêu so với hình ảnh giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) được vây bọc trong nhiều tầng lớp tàu bảo vệ, nhiều thuyền đánh cá bọc sắt trá hình, từng làm nhức nhối các nước láng giềng trong khu vực. Khác chăng, “những cái gai đó” đó sẽ đông đảo hơn, ổn định và lâu dài hơn.

Việc TQ công bố dự án nhà máy nổi trên Biển Đông như nêu trên, thực chất là thêm một bước đi trong hành trình bành trướng ra Biển Đông, cả về chính trị cũng như về kinh tế.

Các nước trong khu vực đã lên tiếng phản đối việc Bắc Kinh phát hành bản đồ dọc với “đường lưỡi bò 10 đoạn” nhằm cụ thể hóa yêu sách chủ quyền biển đảo - một phép thử đối với dư luận quốc tế, đồng thời kích động mộng bá quyền trong nước. Các nước cũng báo động việc TQ có hành động “đảo hóa” các bãi đá, các đảo chìm, các rạn san hô, xây dựng đảo nhân tạo - một mặt làm căn cứ quân sự, mặt khác làm căn cứ tính toán đường cơ sở theo Công ước về Luật Biển năm 1982, mà TQ là một bên ký kết.

Về mưu đồ thâm hiểm này của TQ, tờ South China Morning Post chỉ rõ, việc xây dựng hai căn cứ hải quân lớn ở Trường Sa - tại bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn và bãi đá Chữ Thập thuộc cụm Nam Yết - nằm ngay yết hầu Biển Đông, nhằm chặn đường ra biển của Việt Nam, nhân thêm sức mạnh cho hải quân TQ thực hiện mưu đồ bá chủ Biển Đông.

Ngoài ra, trước khi di chuyển giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981), TQ đã đưa thêm bốn giàn khoan vào Biển Đông như một dấu hiệu cho thấy “quyết tâm” đẩy mạnh việc thăm dò dầu khí trong khu vực còn đầy căng thẳng. Các tọa độ được đăng trên trang web của Cục Hải sự TQ (MSA) cho thấy, giàn khoan Nam Hải 2 và giàn khoan Nam Hải 5 đã được triển khai tại khoảng giữa miền Nam TQ và quần đảo Pratas đang do Đài Loan chiếm giữ, trong khi giàn khoan Nam Hải 4 đã được kéo đến gần bờ biển TQ. MSA cũng công bố tọa độ cho giàn khoan thứ tư, Nam Hải 9, được triển khai ngay bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ ngày 20/6.

 HÒA NINH

(Theo Reuters, AP, Xinhua, TTXVN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI