TPHCM: Trẻ bị tay chân miệng tăng, vào viện khi bệnh đã nặng

04/10/2020 - 09:43

PNO - Trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang tăng dần ở các bệnh viện tại TPHCM, có những trẻ được đưa đến bệnh viện khi bệnh đã vào giai đoạn nặng.

 

Từ giữa tháng 9/2020, trẻ mắc bệnh tay chân miệng có dấu hiệu tăng nhẹ ở các bệnh viện tại TPHCM, trẻ nhập viện nhiều nhất tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Hiện tại, trẻ mắc tay chân miệng nhập vào khoa Nhiễm - Thần kinh của bệnh viện đã 3 phòng bệnh. Dự kiến, số lượng trẻ mắc bệnh này sẽ tiếp tục tăng, khoa cũng đang chuẩn bị thêm các giường bệnh trong trường hợp xuất hiện nhiều các bệnh trong một thời điểm.
Từ giữa tháng 9/2020, số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng có dấu hiệu tăng nhẹ ở các bệnh viện tại TPHCM, nhập viện nhiều nhất tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Hiện tại, trẻ mắc tay chân miệng nhập vào khoa Nhiễm - Thần kinh của bệnh viện đã kín 3 phòng bệnh. Dự kiến, số lượng trẻ mắc bệnh này sẽ tiếp tục tăng, khoa cũng đang chuẩn bị thêm các giường bệnh trong trường hợp xuất hiện nhiều ca bệnh trong một thời điểm.

 

Tuy bệnh tay chân miệng đang vào mùa và có thể kéo dài đến tháng 12, nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn chủ quan trong việc chăm sóc, theo dõi cũng như đưa con em mình đi khám bệnh. Đến khi trẻ sốt cao, có dấu hiệu giật mình hay bỏ ăn nhiều ngày mới đưa đến bệnh viện thì bé đã vào giai đoạn nặng, phải cấp cứu.
Tuy bệnh tay chân miệng đang "vào mùa" và có thể kéo dài đến tháng 12, nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn chủ quan trong việc chăm sóc, theo dõi cũng như đưa con em mình đi khám. Nhiều trẻ sốt cao, có dấu hiệu giật mình hay bỏ ăn nhiều ngày mới được đưa đến bệnh viện. Khi này, trẻ đã vào giai đoạn nặng, phải cấp cứu.

 

Theo bác sĩ Dư Tấn Quy - Phó khoa Nhiễm - Thần kinh, số trẻ đến khám và điều trị tại bệnh viện tăng nhanh vào đầu tuần, với 51 ca nhập viện, trong đó có 2 trẻ mắc tay chân miệng đã mắc độ 2B, 1 trẻ vào cấp cứu với tay chân miệng độ 3 phải thở oxy.
Theo bác sĩ Dư Tấn Quy - Phó khoa Nhiễm - Thần kinh, số trẻ đến khám và điều trị tại bệnh viện tăng nhanh vào đầu tuần, với 51 ca nhập viện, trong đó có 2 trẻ mắc tay chân miệng đã mắc độ 2B, 1 trẻ vào cấp cứu với cấp độ 3, phải thở oxy.

 

Bác sĩ Quy cho biết: Nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện khi đã sốt cao không hạ, vết loét khá nhiều bên trong miệng,... nhưng cha mẹ cho rằng bé mọc răng, nhiệt miệng, sốt thông thường bởi vì chưa thấy các nốt đỏ ở tay, chân. Tuy nhiên, tay chân miệng không chỉ nổi các nốt ở tay, chân mà mông, khuỷu tay, rìa ngón tay cũng sẽ có những nốt nhỏ này.
Bác sĩ Quy cho biết: "Nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện khi đã sốt cao không hạ, vết loét khá nhiều bên trong miệng... nhưng cha mẹ cho rằng bé mọc răng, nhiệt miệng, sốt thông thường bởi vì chưa thấy các nốt đỏ ở tay, chân. Tuy nhiên, tay chân miệng không chỉ nổi các nốt ở tay, chân mà mông, khuỷu tay, rìa ngón tay cũng sẽ có những nốt nhỏ này".

 

Đáng lo ngại hơn, không ít phụ huynh khi thấy các nốt đỏ trên cơ thể con mình lại nhầm lẫn bé bị... muỗi cắn, đến khi bé liên tục quấy khóc, mệt mỏi, sốt cao không hạ, mang tới bệnh viện thì được bác sĩ chẩn đoán mắc tay chân miệng nhiều ngày. Do nhầm lẫn này, đã có gia đình trông nhiều trẻ và các bé tự lây bệnh cho nhau.
Đáng lo ngại hơn, không ít phụ huynh khi thấy các nốt đỏ trên cơ thể con mình lại nhầm lẫn bé bị... muỗi cắn, đến khi bé liên tục quấy khóc, mệt mỏi, sốt cao không hạ, mang tới bệnh viện thì được bác sĩ chẩn đoán mắc tay chân miệng nhiều ngày. Do nhầm lẫn này, đã có gia đình trông nhiều trẻ và các bé lây bệnh cho nhau.

 

Con trai nhập viện đã 4 ngày, chị H. (36 tuổi, ở An Giang) mệt mỏi: Con tôi lần đầu tiên bị tay chân miệng, ban đầu ông bà ngoại nghĩ là rôm sẩy nên cho bé tắm nước lá cây. Sau khi tắm, các nốt sần nổi lên càng nhiều, cháu quấy khóc không ăn được gì, kiểm tra miệng thì bên trong lở loét rất nhiều nên tôi vội vàng đưa cháu đi bệnh viện mới biết cháu bị tay chân miệng.
Con trai nhập viện đã 4 ngày, chị H. (36 tuổi, ở An Giang) mệt mỏi: "Ban đầu ông bà ngoại nghĩ là rôm sảy nên cho bé tắm nước lá cây. Sau khi tắm, các nốt sần nổi lên càng nhiều, cháu quấy khóc không ăn được gì, kiểm tra miệng thì bên trong lở loét rất nhiều nên tôi vội vàng đưa cháu đi bệnh viện mới biết cháu bị tay chân miệng".

 

Chị M.T. (28 tuổi, ở Long An) vừa nuôi con trai hơn 1 tuổi tại bệnh viện vừa lo lắng cho con gái 4 tuổi ở nhà, chị nói: Con trai tôi bị sốt 3 ngày, khi ngủ cháu hơi run tay chân, ngoài 2 vết loét nhỏ trong miệng, cả người cháu không bị nổi mụn nước hay dấu hiệu của tay chân miệng, nên tôi theo dõi bệnh cho cháu tại nhà. Khi cháu sốt cao đưa đi Bệnh viện Nhi đồng 1 thì bác sĩ nói cháu mắc bệnh này, tôi liền gọi điện thoại về nhà nhờ người thân đưa con gái đi khám bệnh bởi hai chị em thường hay chơi chung với nhau. Tuy bác sĩ ở địa phương nói cháu không mắc bệnh nhưng tôi vẫn lo lắng lắm.

Chị M.T. (28 tuổi, ở Long An) vừa nuôi con trai hơn 1 tuổi tại bệnh viện vừa lo lắng cho con gái 4 tuổi ở nhà, chị nói: "Con trai tôi bị sốt 3 ngày, khi ngủ cháu hơi run tay chân, ngoài 2 vết loét nhỏ trong miệng, cả người cháu không bị nổi mụn nước hay dấu hiệu của tay chân miệng, nên tôi theo dõi bệnh cho cháu tại nhà.

Khi cháu sốt cao đưa đi Bệnh viện Nhi đồng 1 thì bác sĩ nói cháu mắc bệnh này, tôi liền gọi điện thoại về nhà nhờ người thân đưa con gái đi khám bệnh bởi hai chị em thường hay chơi chung với nhau. Tuy bác sĩ ở địa phương nói cháu không mắc bệnh nhưng tôi vẫn lo lắng lắm".

 

Còn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, số trẻ mắc tay chân miệng đang tăng nhẹ, tính đến hiện tại có khoảng trên dưới 20 trẻ nhập viện điều trị, tuy nhiên các bé có nhiều triệu chứng riêng như bé nổi rất nhiều bóng nước lớn, cũng có bé chỉ nổi nhiều nốt li ti ở vùng miệng,...
Còn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, tính đến hiện tại có khoảng 20 trẻ nhập viện điều trị, tuy nhiên các bé có nhiều triệu chứng riêng như bé nổi rất nhiều bóng nước lớn, cũng có bé chỉ nổi nhiều nốt li ti ở vùng miệng,...

 

Mới mắc tay chân miệng 3 ngày nhưng bé P.T.T. (3 tuổi) nổi bóng nước khắp người, làm cho người nhà ban đầu nghĩ cháu bị thủy đậu.
Mới mắc tay chân miệng 3 ngày nhưng bé P.T.T. (3 tuổi) nổi bóng nước khắp người, làm cho người nhà ban đầu nghĩ cháu bị thủy đậu.

 

Có những bóng nước to hơn đầu đũa, bể ra thành các vết loét to làm cho bé ngứa ngáy, đau nhức. Không chỉ vậy, bé T. còn bị bóng nước nổi rất nhiều bên trong mũi phải sử dụng thuốc bôi thường xuyên.
Có những bóng nước to hơn đầu đũa, bể ra thành các vết loét to làm cho bé ngứa ngáy, đau nhức. Không chỉ vậy, bé T. còn bị bóng nước nổi rất nhiều bên trong mũi phải sử dụng thuốc bôi thường xuyên.

 

Bé H.T.K. (2 tuổi) chỉ nổi bóng nước xung quanh và nhiều vết loét bên trong miệng.
Bé H.T.K. (2 tuổi) nổi bóng nước xung quanh và nhiều vết loét bên trong miệng.

 

Chính vì vậy, người lớn không nên chủ quan trước bệnh tay chân miệng, nên phòng ngừa cho con em mình bằng cách hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung trái cây để tăng sức đề kháng. Khi trẻ bỗng nhiên quấy khóc, chảy nước bọt, biếng ăn, nóng sốt, hay có dấu hiệu nghi ngờ, phụ huynh đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám bệnh kịp thời.

Chính vì những triệu chứng ít đặc thù, người lớn không nên chủ quan trước bệnh tay chân miệng, nên phòng ngừa cho con em mình bằng cách hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung trái cây để tăng sức đề kháng.

Khi trẻ bỗng nhiên quấy khóc, chảy nước bọt, biếng ăn, nóng sốt, hay có dấu hiệu nghi ngờ, phụ huynh đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám bệnh kịp thời.

 

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI