Tìm kiếm đồng minh ở Châu Âu, Trung Quốc nhận lại sự giận dữ và thất vọng

18/09/2020 - 19:00

PNO - Bắc Kinh nuôi hy vọng liên kết với châu Âu để làm đối trọng với Hoa Kỳ, nhưng “mộng ước” này đã bị phá vỡ khi các quốc gia châu Âu vẫn đang trong tư thế đối đầu với Trung Quốc về nhiều vấn đề khác nhau.

Sau khi quở trách một nhà lập pháp cấp cao của Séc vì đã đến thăm Đài Loan trong tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nhận được một bức thư có nội khá khiếm nhã, nhấn mạnh vị thế của Trung Quốc ở châu Âu đã giảm sút như thế nào.

Pavel Novotny một nhà lập pháp ở Praha cho rằng hành động của Vương Nghị là thiếu suy nghĩ và yêu cầu một lời xin lỗi.

Trung Quốc đang phải đối mặt với sự tức giận ngày càng tăng ở các quốc gia về các chính sách và động của họ. Đây là một trở ngại lớn khi Bắc Kinh muốn xem châu Âu là đối tác để trả đũa sự suy giảm nghiêm trọng mối quan hệ với Mỹ.

Người biểu tình cầm cờ Tibetian trong cuộc biểu tình trong chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới Na Uy
Người dân Nauy biểu tình khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới thăm đất nước

Đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc, sự thay đổi trong quan điểm của châu Âu đặt ra một thách thức lớn. Trong ngắn hạn, điều này có nguy cơ làm suy yếu sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của Trung Quốc khi các khoản đầu tư mới từ châu Âu bị hạn chế, trong bối cảnh Mỹ đang cắt giảm nhiều khoản hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.

Về lâu dài, điều này có thể làm thui chột tham vọng của lãnh đạo Trung Quốc muốn thay thế Mỹ với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu đưa ra các quy tắc quản trị và thương mại.

Sự thất vọng của người châu Âu đối với các chính sách của Trung Quốc ngày càng gia tăng, đỉnh điểm là kể từ khi đại dịch coronavirus lây lan trong cộng đồng. Sự chậm trễ của Trung Quốc khi bông bố dịch bệnh đã làm suy yếu tình cảm của công chúng ở một số quốc gia. Sự bất bình càng tăng cao, đặc biệt là ở Hà Lan và Tây Ban Nha khi phát hiện lỗi từ các thiết bị bảo hộ và các vật dụng y tế mua từ Trung Quốc.

Điều đó càng khẳng định Trung Quốc có quá nhiều mâu thuẫn với châu Âu trên mọi phương diện, mặc dù Bắc Kinh vẫn cam kết luôn tìm kiếm sự hợp tác hòa bình.

Janka Oertel, giám đốc Chương trình Châu Á tại Châu Âu cho biết: “Những gì đang diễn ra thật khó để người ta tin vào những thông điệp về sự hợp tác, hòa bình và xã hội hài hòa đang được Bắc Kinh truyền tải trong thời gian gần đây”.

Hôm thứ Hai, trong một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với lãnh đạo Liên minh châu Âu, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt vấn đề về “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”.

Nhưng cuộc gặp, vốn được cho là nhằm củng cố các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, đã kết thúc với rất ít tiến triển đối với một hiệp định đầu tư thậm chí còn cho thấy những kết quả ngược lại. Những mâu thuẫn vốn chỉ âm ỉ từ trước nay đã được đẩy lên cao.

Lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình, ở giữa bên phải, phát biểu tại Bắc Kinh hôm thứ Hai trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu
Lãnh đạo Trung Quốc trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu vào đầu tuần này

Nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt, và gạt sang một bên, những lời chỉ trích gay gắt bất thường về nhiều vấn đề phản ánh sự căm ghét ngày càng tăng của người dân châu Âu đối với Trung Quốc.

Người châu Âu cáo buộc Trung Quốc chậm chạp trong việc thực hiện những cam kết chống biến đổi khí hậu. Họ chỉ trích những sự việc đang diễn ra ở Hồng Kông, Tây Tạng. Người châu Âu cũng phản đối việc bỏ tù một người bán sách Thụy Điển, bắt giữ hai người Canada và các động thái đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hiện tại, Trung Quốc phải đối mặt với sự phản đối từ các quốc gia châu Âu cũng với những vấn đề đã và đang gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với với Hoa Kỳ.

Ngay cả Đức, quốc gia có các chương trình hợp tác thương mại với Trung Quốc nhiều nhất châu Âu, cũng cho thấy sự thiếu kiên nhẫn ngày càng tăng. 

Việc bà Merkel có xu hướng không lẫn lộn giữa chính trị và kinh tế khi đối phó với Trung Quốc đang chịu áp lực ngày càng lớn. Bà Merkel ban đầu đã lên kế hoạch cho cuộc gặp hôm thứ Hai như một hội nghị thượng đỉnh ở Leipzig với ông Tập và tất cả các nhà lãnh đạo của liên minh mà đỉnh điểm sẽ là việc ký kết một hiệp ước đầu tư đã được thực hiện trong nhiều năm. Thỏa thuận đã bị đình trệ do Trung Quốc từ chối đưa ra những nhượng bộ nhằm mở cửa thị trường nội địa cho các công ty châu Âu.

Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, người cũng tham gia cuộc họp hôm thứ Hai, cho biết: “Với khả năng tiếp cận thị trường chúng tôi cần Trung Quốc giải quyết vấn đề tái cân bằng sự bất đối xứng”.

Không rõ là Trung Quốc có sẵn sàng làm như vậy hay không, đặc biệt là khi nền kinh tế của nước này đã bắt đầu khởi sắc trở lại trong khi các nước khác vẫn đang chao đảo vì đại dịch. Về các vấn đề được đặt ra, người đứng đầu Trung Quốc đã trả lời rằng “đất nước của ông không cần các bài diễn thuyết”.

Giọng điệu đó đã làm căng thẳng thêm trầm trọng hơn. “Mọi thứ đã thay đổi sau đại dịch, nhưng họ vẫn đang sử dụng phương pháp ngoại giao bá quyền rất cứng rắn”- Wu Qiang, một nhà phân tích chính trị độc lập ở Bắc Kinh, cho biết.

Milos Vystrcil, chủ tịch Thượng viện Séc, phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Tsai Ing-wen của Đài Loan, thứ hai từ phải sang, tại Đài Bắc vào ngày 3 tháng 9. Chuyến thăm Đài Loan của ông đã bị Trung Quốc chỉ trích.
Milos Vystrcil, chủ tịch Thượng viện Séc, phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Tsai Ing-wen của Đài Loan tại Đài Bắc. Chuyến thăm Đài Loan của ông đã bị Trung Quốc chỉ trích

Căng thẳng gia tăng bùng phát khi ông Vương đến thăm năm quốc gia trước hội nghị thượng đỉnh gồm: Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức. Chuyến đi được nhiều người coi là một nỗ lực để nối liền các khoảng cách, nhưng thay vào đó, ông đã phải đối mặt với hàng loạt chỉ trích, và thậm chí còn gây ra nhiều tranh cãi hơn.

Tại Na Uy, ông cảnh báo không nên trao giải Nobel Hòa bình cho những người biểu tình ở Hồng Kông. Ông ngụ ý rằng làm như vậy một lần nữa có thể đẩy quan hệ song phương vào tình trạng đóng băng nghiêm trọng, như đã xảy ra khi ủy ban giải thưởng, độc lập với chính phủ Na Uy, trao giải thưởng cho Lưu Hiểu Ba vào năm 2010.

Tại Rome, Paris và Berlin, ông đã phải đối mặt với những câu hỏi gay gắt về luật an ninh mới của Trung Quốc ở Hồng Kông. Ông Vương đáp lại một cách thách thức, lặp lại quan điểm của Trung Quốc rằng Hồng Kông là vấn đề nội bộ, không cần thảo luận.

Tiếp sau đó, phản ứng của quan chức Trung Quốc về Đài Loan càng dấy lên sự thất vọng ở châu Âu. 

Những gì đang diễn ra cho thấy có một "ngoại lệ" cho tình đoàn kết ở châu Âu nhằm phản đối Trung Quốc. Kiểu ngoại giao ''Wolf Warrior" (Chiến binh sói) Trung Quốc đang áp dụng đã khiến nhiều nhà lãnh đạo cũng như công chúng ở các quốc gia châu Âu muốn xa lánh.

Theo một cuộc khảo sát do Hội đồng Đối ngoại Châu Âu công bố vào tuần trước, chỉ 7% người Châu Âu tin rằng Trung Quốc là một đồng minh hữu ích trong cuộc chiến chống lại đại dịch, 62% nhìn đất nước Trung Quốc bằng ánh mắt đầy tiêu cực.

Khánh Vân (theo The New York Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI