PNO - Báo Phụ Nữ TP.HCM luôn quan tâm và dành nhiều đất cho lĩnh vực nghệ thuật truyền thống. Nỗ lực này đã nhận được nhiều cảm tình của người đọc nói chung, cũng như những “độc giả chuyên ngành” - người hoạt động ở lĩnh vực nghệ thuật truyền thống nói riêng.
Tạo dấu ấn riêng |
* Tiến sĩ Lê Hồng Phước (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM): “Báo Phụ Nữ TP.HCM là một tờ báo tạo được nét riêng, đó là cách nhận định vấn đề một cách thẳng thắn. Trong lĩnh vực đờn ca tài tử - cải lương mà tôi đặc biệt quan tâm, Báo Phụ Nữ TP.HCM là một trong số ít những tờ báo có nhiều bài viết chất lượng, nhìn thẳng vấn đề, phân tích thấu đáo với lý lẽ có tính thuyết phục cao, và không ngại “đụng chạm” vì lợi ích chung là bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử - cải lương. Tờ báo có một lực lượng phóng viên mạnh, có kiến thức chuyên sâu, hiểu khá kỹ lĩnh vực này - điều không phổ biến trong bối cảnh hiện nay.
Tôi cho rằng Báo Phụ Nữ TP.HCM cũng cần tạo thêm dấu ấn phát huy bản sắc của mình, cụ thể là những vệt bài đậm về thành tựu của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nghệ thuật truyền thống”.
![]() |
* Nghệ sĩ Linh Trung: “Nhắc đến Báo Phụ Nữ TP.HCM tôi nghĩ ngay đến hình ảnh… bà Tám. Nhiều người hiểu lầm “bà Tám” chỉ có “nhiều chuyện” nhưng “nhiều chuyện” ra vấn đề, dám nói những cái người khác không dám nói thì đáng “tám” quá đi chứ. Hiện tại, báo đã “tám” khá tốt các vấn đề dân sinh rồi, thì nên chăng tiếp tục cho ra đời “tám” văn nghệ - nói nhiều hơn, sâu hơn, đời thường hơn, đi vào những ngóc ngách của đời sống văn hóa nước nhà. Trong đó, nghệ thuật truyền thống vẫn luôn rất cần sự đồng hành của báo chí từ chuyện nghệ thuật đỉnh cao đến “bếp núc hậu trường”, từ sinh kế đến đời sống tâm hồn của người nghệ sĩ…”.
Cầu nối bạn đọc với nghệ thuật truyền thống
![]() |
* NSƯT Ngọc Dung: “Tôi nhớ vào tháng 4/2020, Báo Phụ Nữ TP.HCM đã tổ chức đến thăm và tặng quà cho mình ngay thời điểm thành phố triển khai các biện pháp chống dịch. Không ngờ có cả NSND Kim Cương và NSND Bạch Tuyết cùng đi. Nhà không đủ ghế lại đảm bảo giãn cách nên chỉ có thể tiếp vài người, các phóng viên phải đứng ở ngoài tác nghiệp. Điều này khiến tôi rất xúc động. Không chỉ hỗ trợ thông tin, báo còn quan tâm cụ thể đời sống nghệ sĩ lớn tuổi trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn nên càng thêm ý nghĩa.
Bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng cần sự đồng hành của báo chí, nhưng với mỗi bài viết về hát bội hôm nay, thì tôi luôn muốn cám ơn các nhà báo. Thế hệ chúng tôi luôn lo lắng về việc thiếu hụt thế hệ kế thừa, nhưng gần đây đã thấy tín hiệu vui khi chứng kiến một lớp nghệ sĩ trưởng thành sau hơn 20 năm rèn luyện, và xuất hiện thêm những gương mặt mới. Đáng mừng hơn là trên bước đường đó, hát bội luôn có sự quan tâm sâu sát của Báo Phụ Nữ TP.HCM”.
![]() |
* NSƯT Ca Lê Hồng: “Báo Phụ Nữ TP.HCM đã làm tốt vai trò truyền thông ở lĩnh vực nghệ thuật truyền thống, nhưng cần quan tâm nâng cao tính chất lý luận phê bình báo chí. Hiện nay, các bài viết phần lớn vẫn ở góc nhìn một khán giả đặc biệt, có nhiều kiến thức, nhiều thông tin, do có điều kiện tiếp xúc với người làm nghề, hơn là những bài viết có tính định hướng, dự báo, cảnh báo cũng như gợi mở giải pháp cho nhiều vấn đề của nghệ thuật truyền thống hiện nay…”.
![]() |
* Nghệ sĩ Nguyễn Minh Trường: “Ở góc độ cá nhân, tôi mong muốn Báo Phụ Nữ TP.HCM đa dạng thông tin, đa chiều góc nhìn hơn nữa để phản ánh toàn diện tình hình sân khấu hiện tại. Báo cần thêm nữa những thông tin về đời sống tác phẩm, hoạt động hậu trường, thành quả của người làm nghề hôm nay, dự báo sắp tới… Như từ sau tết đến nay, sân khấu cải lương rất khởi sắc, khán giả đến rất đông ở Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang lẫn các đơn vị xã hội hóa như Bình Tinh, Vũ Luân, Chí Linh - Vân Hà… Những thông tin tích cực này cần được làm đậm thêm để gợi hứng khởi cho người đọc, từ đó tạo hứng thú cho họ quan tâm và đến xem…”.
Đông A (thực hiện)
Chia sẻ bài viết: |
"Mùa Xuân thống nhất" là chương trình nghệ thuật chính luận có quy mô lớn bậc nhất do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Các nghệ sĩ/nhà văn trẻ đã, đang và sẽ luôn sẵn sàng nỗ lực sáng tạo và cống hiến các tác phẩm có ý nghĩa dành cho công chúng, bạn đọc.
"Cửu Long Giang khói lửa - Ký họa và thơ" là tập sách gồm tranh ký họa và thơ viết từ chiến trường miền Tây Nam Bộ thời kháng chiến chống Mỹ.
Bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng luôn vang lên trong những ngày vui của đất nước.
Theo thông tin từ Sở Nội vụ TPHCM, Giải thưởng Sáng tạo TPHCM năm nay thu hút 292 sản phẩm dự thi đến từ 7 lĩnh vực...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc vừa công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hoạt hình
Lĩnh vực 4 nhận được 48 hồ sơ, sản phẩm dự thi Giải thưởng Sáng tạo TPHCM lần 4, năm 2025.
TPHCM đặc biệt quan tâm đầu tư các thiết chế, cơ sở hạ tầng văn hóa.
TPHCM triển lãm ảnh “Đại thắng mùa Xuân 1975 với Kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam” và “Tự hào một dải biên cương”.
Giải thưởng nhằm kịp thời phát hiện, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có sản phẩm sáng tạo đóng góp tích cực cho sự phát triển của TPHCM...
Không có những chiến hào, không có lửa khói bom đạn, cuộc chiến của những chiến sĩ tình báo, biệt động thành diễn ra âm thầm trong lòng đô thị Sài Gòn.
Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được khai trương tại TPHCM vào sáng 27/4.
Từ nay đến ngày 8/5, nhiều hoạt động chiếu phim, triển lãm điện ảnh và giao lưu với đoàn phim được tổ chức rộng rãi ở phố đi bộ Nguyễn Huệ...
Chiều 26/4, tại điện Kiến Trung – Đại nội Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề “Hành trình gốm Việt”.
Từ ngày 29/6 đến 5/7, chương trình đặc biệt "Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh" sẽ được tổ chức như một phần của liên hoan phim.
Sáng 26/4, triển lãm 50 tác phẩm VHNT tiêu biểu, 50 công trình, cụm công trình xây dựng tiêu biểu, 50 sự kiện, hoạt động nổi bật khai mạc tại TPHCM.
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên vừa ra mắt tác phẩm Xám Ngố đi thành phố, tiếp nối câu chuyện từ cuốn sách trước đó - Hùm Xám qua sông.
TPHCM công bố kết quả bình chọn 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu giai đoạn 1975 - 2025.