Thụy Điển: Bố mẹ có nên là bạn của con?

16/02/2014 - 11:22

PNO - PNO - Một cuốn sách đang bán rất chạy tại Thụy Điển đã chỉ ra nghịch lý là các bậc bố mẹ ở đây đã quá nuông chiều con trẻ, dẫn đến tình trạng một thế hệ vị thành niên luôn cảm thấy thất vọng với cuộc sống khi chúng...

edf40wrjww2tblPage:Content

Tác giả kêu gọi các bậc phụ huynh tại đây nên chấm dứt sự khoan dung trong việc nuôi dạy trẻ đã tồn tại nhiều thập niên.

Thuy Dien: Bo me co nen la ban cua con?

Hiện, đang có tranh luận ở Thụy Điển quanh cuốn sách "Trẻ em đã giành quyền như thế nào (How Children Took Power) (ảnh: www.sweden.se)

Từ năm 1979, Thụy Điển là nước đầu tiên ban hành luật cấm đánh đập trẻ em dù chỉ là “phết” vào mông, cho đến nay, điều này đã đến mức độ các bậc cha mẹ tại đây không còn dám nói “không” với con cái.

Cuốn sách có tựa đề How Children Took Power (Trẻ em đã giành quyền như thế nào) dấy lên tranh luận nhiều chiều tại Thụy Điển và được dịch ra tiếng Anh để tiếp cận thị trường Anh và Mỹ.

Tác giả David Eberhard, có sáu đứa con, cho rằng những chuyên gia giáo dục luôn nghĩ cha mẹ chỉ nên dàn xếp chứ không nên trừng phạt con cái, họ đã nhầm lẫn khái niệm làm cha mẹ và trẻ em không yếu mềm như chúng ta tưởng. Chúng cần biết ranh giới giữa cha mẹ và con cái.

Tác giả cuốn sách nhấn mạnh, nói “không” với trẻ thì khác với việc trừng phạt chúng. Cha mẹ nên cư xử như cha mẹ chứ không phải là bạn tốt. Ông cũng chỉ ra cha mẹ quá dễ dãi sẽ sản sinh ra những đứa trẻ ngạo mạn, không có sự thấu cảm trong các mối quan hệ xã hội, thiếu khả năng vươn lên trong cuộc sống ... Sau khi trải qua giai đoạn được ấp ủ trong gia đình, chúng thường cảm thấy cay đắng và thất vọng với cuộc sống khi ra đời.

Trong khi tỉ lệ các vụ tự sát tại Thụy Điển có giảm xuống, nhưng con số những người toan tự sát, đặc biệt là nữ giới ở độ tuổi 15 đến 25 đang tăng đáng kể. Theo Eberhard, đây là hậu quả của việc nuông chiều con cái khi chúng còn nhỏ.

Thuy Dien: Bo me co nen la ban cua con?

Trẻ em Thụy Điển tại trường (ảnh: Internet)

Quan điểm này được phụ huynh tại các nước láng giềng ủng hộ. Nhà báo Judith Woods tại Anh kể, khi con gái 5 tuổi của mình phụng phịu không chịu tắt tivi và hét lên “con không còn là bạn của mẹ nữa” thì cô nói rất nghiêm khắc rằng: “mẹ chưa bao giờ là bạn của con cả, con yêu. Bạn thì không giặt vớ cho con, bạn cũng không mua quần áo ấm vào mùa đông và bạn cũng không đánh răng cho con phải không nào? Bây giờ tắt tivi, thay quần áo và đi đến trường ngay”.

Cô cũng không đồng tình với mối quan hệ phẳng không biên giới giữa cha mẹ và con cái vì như thế trẻ con không biết tôn ti trật tự và ai sẽ là người thúc đẩy chúng vươn lên. Sự cứng rắn, công bằng không có nghĩa là thiếu niềm vui giữa cha mẹ và con cái.

Làm cha mẹ là một nghệ thuật chứ không giống như làm khoa học, Judith cho biết tuy rất khó và cô đã nhiều lần cảm thấy bất lực, nhưng cô vẫn không ngừng cố gắng tìm ra cách dung hòa hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, tại Thụy Điển, cuốn sách của Eberhard lại được ví như “một tiếng chửi thề trong nhà thờ”. Những người phê bình cho rằng trừng phạt trẻ không bảo đảm chúng sẽ biết cách cư xử và tạo ranh giới giữa cha mẹ và con cái không hẳn bao giờ cũng mang lại kết quả tốt. Nếu cha mẹ muốn con cái hợp tác thì không còn cách nào là phải gần gũi và hợp tác với chúng, những đứa trẻ có vấn đề thường có cha mẹ quá nghiêm khắc.

Thuy Dien: Bo me co nen la ban cua con?

Cảnh gia đình sum họp tại Thụy Điển (ảnh: Internet)


Một giáo sư khoa sư phạm trẻ em cũng phản biện: trẻ em Thụy Điển rất bạo dạn và trực tính, chúng luôn bày tỏ quan điểm một cách thẳng thắn. Thụy Điển là một đất nước không có thứ bậc, tôn ti, nhưng điều đó lại hay, vì chúng ta phát triển khá tốt về mặt kinh tế.

Nhà báo Judith lại cho rằng, tốt cho kinh tế chưa hẳn là tốt cho các vấn đề liên quan đến gia đình. Cô dẫn lời giáo sư xã hội học tại Đại học Kent: vấn đề đáng lo ngại tại Thụy Điển là việc bố mẹ tự nguyện tước bỏ quyền làm người lớn của mình. Họ ngại không dám phạt và kỷ luật trẻ. Điều đáng lo ngại không phải là những xảy ra với chúng khi còn nhỏ mà là những ảnh hưởng khi chúng đã trưởng thành.

Tác giả cuốn sách chỉ ra các vấn đề xã hội tại Thụy Điển như càng ngày học sinh càng từ chối không nghe lời hướng dẫn của giáo viên, cả một thế hệ vị thành niên luôn cảm thấy một tuổi thơ không trọn vẹn.

Ông cũng dẫn chứng những so sánh trong giáo dục quốc tế cho thấy sự không nhất quán to lớn giữa thành tựu mà trẻ vị thành niên đạt được và những gì họ thật sự nghĩ về bản thân. Họ kỳ vọng quá nhiều trong khi cuộc sống thì quá khắc nghiệt. Kết quả là chứng rối loạn lo âu và tự hại đang ngày càng tăng cao tại đây.

PHAN QUỲNH DAO (Tổng hợp theo Telegraph, Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI