Trung Quốc tái khẳng định vùng ADIZ sau hành động “nắn gân” của Mỹ

28/11/2013 - 07:07

PNO - PNO – Ngày 27/11, Trung Quốc tiếp tục khẳng định nước này có khả năng để thực thi vùng nhận diện phòng không (ADIZ), bao gồm không phận quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản, mặc dù đã miễn cưỡng phản ứng sau khi các máy bay...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trung Quoc tai khang dinh vung ADIZ sau hanh dong “nan gan” cua My

Tân Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy khẳng định ADIZ mới của Trung Quốc "chỉ gia tăng căng thẳng” trong khu vực - Ảnh: AP

Các chuyến bay của Pháo đài bay tầm xa B-52 của Mỹ là một cảnh báo rõ ràng rằng Washington sẽ đẩy lùi những gì họ xem là “một lập trường gây hấn”.

Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ca ngợi sự kiềm chế của Tokyo, các quan chức cho biết Phó Tổng thống Joe Biden sẽ trực tiếp chuyển tải "mối quan ngại" của Mỹ về vấn đề này trong chuyến thăm Trung Quốc vào tuần tới. Ông Biden dự kiến sẽ hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao khác, và đã sẵn sàng để giải quyết “vấn đề hàng đầu này”.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 27/11 ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói: "Chính phủ Trung Quốc có ý chí và khả năng bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia của mình”. "Chúng tôi cũng có khả năng thực hiện quyền kiểm soát vùng nhận diện phòng không ( ADIZ ) trên biển Hoa Đông”, ông nói.

Yêu cầu các máy bay nước ngoài khi đi vào ADIZ phải trình kế hoạch bay cho Trung Quốc đang gây nên một làn sóng phản đối ngoại giao, và Lầu Năm Góc cho biết hai chiếc B-52 của mình đã bất chấp quy định của Trung Quốc.

Video clip ghi nhận căng thẳng tại khu vực biển Hoa Đông

Liên quan đến hành động “nắn gân” của Mỹ, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng nói: "Quân đội Trung Quốc đã theo dõi toàn bộ quá trình, tiến hành nhận diện kịp thời và xác định chắc chắn loại máy bay của Mỹ”.

Vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc đòi hỏi các hãng hàng không cung cấp kế hoạch chuyến bay, tuyên bố quốc tịch và duy trì liên lạc vô tuyến hai chiều, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp phòng thủ khẩn cấp. Mặc dù động thái của Bắc Kinh gây lo ngại về nguy cơ đụng độ ngẫu nhiên, nhưng các nhà phân tích nhấn mạnh cả hai bên dường như đều “tập trung vào ưu đãi thương mại để tránh xung đột”.

Chuyến bay B-52 được coi là một tín hiệu hỗ trợ của Mỹ đối với Nhật Bản, một đối tác có hiệp ước an ninh với Washington. Tân Đại sứ Mỹ ở Nhật Bản, bà Caroline Kennedy, cho biết: "Người Nhật có thể thấy rằng nước Mỹ có mặt ở đây là để bảo vệ Nhật Bản”.

VIỆT HƯNG (Theo AFP, Kyodo)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI