Những huy chương vàng Trần Hữu Trang đầu tiên - Bài 3:

Thanh Thanh Tâm, Thanh Hằng, Phương Hồng Thủy - Những ngôi sao bình dị

19/10/2021 - 06:36

PNO - Trải qua bao thăng trầm, 3 nữ nghệ sĩ khá kín tiếng, có phần lặng lẽ nhưng đầy nhiệt huyết và luôn nghiêm túc trong mọi lựa chọn của mình.

Ra đời từ năm 1991, giải thưởng Trần Hữu Trang - Hội Sân khấu TPHCM sáng lập - được xem là sự kế thừa giải Thanh Tâm (trước năm 1975) nhằm phát hiện và bồi đắp những tài năng sân khấu cải lương. Trong đó, trải qua bao thăng trầm, mùa giải đầu tiên vẫn xứng đáng là “huyền thoại” khi vinh danh 6 ngôi sao: Vũ Linh, Tài Linh, Thanh Thanh Tâm, Phương Hồng Thủy, Thanh Hằng và Ngọc Huyền.


 

Khác với việc “mở rộng” đối tượng dự thi, kể cả thí sinh không chuyên về sau, những mùa giải Trần Hữu Trang đầu tiên đầy tính cạnh tranh khi để góp mặt ở “đường đua”, các nghệ sĩ đều phải qua sự “sàng lọc” của khán giả. Chính khán giả sẽ quyết định “top 15” của giải bằng việc gửi phiếu bình chọn về Báo Sân khấu TPHCM - cơ quan ngôn luận của Hội Sân khấu TPHCM. Đêm trao giải “15 thí sinh dự giải Trần Hữu Trang được yêu thích nhất” cũng là đêm thi chính thức khi các thí sinh biểu diễn báo cáo một trích đoạn cải lương.

Như vậy, nghệ sĩ thắng giải phải đồng thời được sự công nhận của khán giả lẫn giới chuyên môn. Và thực sự, cả 6 huy chương vàng giải thưởng Trần Hữu Trang đầu tiên đều đã thành danh, đã là những đào kép chính sáng giá của sân khấu cải lương miền Nam và đang ở độ chín của sự nghiệp.

Bài 1: NSƯT Vũ Linh - Một đời sân khấu "đào hoa"

Bài 2: Tài Linh và Ngọc Huyền - Sinh ra để trở thành ngôi sao

NSƯT Thanh Thanh Tâm: xứng đáng “con nhà nòi”

Là ái nữ của đôi nghệ sĩ tài danh Thanh Thanh Hoa (huy chương vàng giải Thanh Tâm 1961) và NSƯT Nam Hùng (kép độc nổi tiếng, con nuôi NSND Phùng Há), ngay từ bé, Thanh Thanh Tâm đã có cơ hội đứng trên sân khấu với các vai đào con, còn tham gia đóng vai con của các minh tinh Thẩm Thúy Hằng, Mộng Tuyền trong các phim Sóng tình, Phận má hồng.

Tốt nghiệp khóa I lớp đào tạo diễn viên của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang năm 1983, Thanh Thanh Tâm về Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và bắt đầu gặt hái thành công ở tuổi còn rất trẻ. Đến năm 1991, tham gia giải thưởng Trần Hữu Trang, Thanh Thanh Tâm đã là cô đào sáng giá của sân khấu cải lương TP, kế thừa xứng đáng truyền thống gia đình.

Cùng với Vũ Linh trong vai Vịnh, Thanh Thanh Tâm trong vai Thanh (trích đoạn
Cùng với Vũ Linh trong vai Vịnh, Thanh Thanh Tâm trong vai Thanh (trích đoạn Hòn vọng phu) đã nhận được số điểm rất cao từ Ban giám khảo giải thưởng Trần Hữu Trang 1991, gồm nhiều cái tên danh tiếng như: NSND Phùng Há, NSND Huỳnh Nga, NSND Diệp Lang, NSND Bạch Tuyết, NSND Thanh Vy... Đến nay, đây vẫn là vai diễn để đời của 2 nghệ sĩ, thường xuyên được khán giả yêu cầu thể hiện lại.
So với các cô đào đồng trang lứa, Thanh Thanh Tâm không nổi bật ở giọng ca nhưng nét đẹp thanh tao, đôi mắt buồn và nét diễn sâu sắc, tinh tế đã giúp chị tạo được chỗ đứng rất riêng trong lòng công chúng qua các vai diễn giàu nội tâm, như: Thanh (Hòn vọng phu), Kiều Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga), Trinh (Giũ áo bụi đời)...
So với các cô đào đồng trang lứa, Thanh Thanh Tâm không nổi bật ở giọng ca nhưng nét đẹp thanh tao, đôi mắt buồn và nét diễn sâu sắc, tinh tế đã giúp chị tạo được chỗ đứng rất riêng trong lòng công chúng qua các vai diễn giàu nội tâm, như: Thanh trong Hòn vọng phu, Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga, Trinh trong Giũ áo bụi đời...
Nếu Tài Linh kết đôi ăn ý với NSƯT Vũ Linh trong các vai tuồng cổ đặc sắc thì Vũ Linh - Thanh Thanh Tâm lại là đôi tình nhân của những vở tuồng tâm lý - xã hội sâu sắc.
Nếu Tài Linh kết đôi ăn ý với NSƯT Vũ Linh trong các vai tuồng cổ đặc sắc thì Vũ Linh - Thanh Thanh Tâm lại là "đôi tình nhân" của những vở tuồng tâm lý - xã hội sâu sắc
Năm 2009, NSƯT Vũ Linh và NSƯT Thanh Thanh Tâm thực hiện chương trình liveshow 20 năm đôi tình nhân sân khấu. Ảnh: Minh Hoàng.
Năm 2009, NSƯT Vũ Linh và NSƯT Thanh Thanh Tâm thực hiện chương trình liveshow 20 năm đôi tình nhân sân khấu - Ảnh: Minh Hoàng
Trong giai đoạn sân khấu cải lương nhiều biến động, NSƯT Thanh Thanh Tâm vẫn tích cực tham gia nhiều chương trình biểu diễn và cả học hỏi công tác đạo diễn và đã dàn dựng một số vở tuồng, như: Mưa rừng, Xa phu đi sứ... Ảnh: Ngân Anh.
Trong giai đoạn sân khấu cải lương nhiều biến động, NSƯT Thanh Thanh Tâm vẫn tích cực tham gia nhiều chương trình biểu diễn và cả học hỏi công tác đạo diễn và đã dàn dựng một số vở tuồng, như: Mưa rừng, Xa phu đi sứ... Ảnh: Ngân Anh

Vì hoàn cảnh gia đình, NSƯT Thanh Thanh Tâm xuất ngoại chăm lo cho 2 con ăn học. Chị vẫn thường xuyên đi về giữa Việt Nam và Mỹ, đồng thời tích cực tham gia biểu diễn phục vụ cộng đồng người Việt, cũng như tổ chức các chương trình sân khấu cải lương, hướng về cội nguồn dân tộc. 

NSƯT Thanh Thanh Tâm tham gia chương trình giao lưu Nghệ thuật cổ kim do nghệ sĩ Phượng Mai tổ chức ở Mỹ.
NSƯT Thanh Thanh Tâm tham gia chương trình giao lưu Nghệ thuật cổ kim do nghệ sĩ Phượng Mai tổ chức ở Mỹ

Nghệ sĩ Thanh Hằng: cô đào cá tính

Cũng là "con nhà nòi" như Thanh Thanh Tâm, Thanh Hằng sinh trưởng trong gia tộc Hai Núi - Tư Hélene nổi tiếng với 4 đời theo nghệ thuật.

Thế hệ thứ tư của gia tộc Hai Núi - Tư Heslene gồm Thanh Hằng, Thanh Ngọc, Ngân Quỳnh, Thanh Ngân bên mẹ, nữ nghệ sĩ Kim Hoa. Ảnh: FBNV.
Thế hệ thứ tư của gia tộc Hai Núi - Tư Hélene gồm Thanh Hằng, Thanh Ngọc, Ngân Quỳnh, Thanh Ngân bên mẹ, nữ nghệ sĩ Kim Hoa - Ảnh: FBNV

Được gia đình bồi dưỡng, có cơ hội đứng trên sân khấu từ nhỏ, được học nghề từ đại bang Thanh Minh - Thanh Nga lừng lẫy nhưng Thanh Hằng đã chọn việc rời TP từ sớm để bươn chải rèn nghề qua nhiều đoàn tỉnh.

Chị từng chia sẻ đã gặp áp lực lớn ở giải thưởng Trần Hữu Trang năm 1991 khi có phần thiếu tự tin vì đã rời xa sàn diễn TP một thời gian dài. Tuy nhiên, nội lực vững vàng của “con nhà nòi” lẫn kinh nghiệm dồi dào tích lũy được - mà nếu cố bám trụ tại TP chưa hẳn chị đã có cơ hội vươn lên - và nỗ lực rèn luyện cạnh tranh đã giúp Thanh Hằng chinh phục được Hội đồng giám khảo lẫn công chúng.

Với Thanh Hằng, chiếc huy chương vàng giải thưởng Trần Hữu Trang như một nấc thang giúp chị bước lên, tự tin trở lại sân khấu TP và tỏa sáng.

Thanh Hằng cho biết mỗi lần diễn vai Nữ vương của Truyền thuyết tình yêu là chị lại xúc động như sống lại cảm giác đăng quang HCV THT nhiều năm về trước.
Thanh Hằng cho biết mỗi lần diễn vai Nữ vương của Truyền thuyết tình yêu là chị lại xúc động như sống lại cảm giác đăng quang huy chương vàng giải thưởng Trần Hữu Trang nhiều năm về trước
Trong 5 cô đào đạt HCV Trần Hữu Trang năm 1991, Thanh Hằng được đánh giá là đa dạng nhất khi đều có thể diễn “rất ngọt” các vai đào thương, đào lẳng, đào mụ lẫn đào độc. Và Thanh Hằng cũng chọn cho mình lối đi riêng khi phát huy các vai tính cách trên sân khấu lẫn video cải lương, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng, làm nhiều người quên mất xuất phát điểm của Thanh Hằng cũng là đào thương.​
Trong 5 cô đào đoạt huy chương vàng giải Trần Hữu Trang năm 1991, Thanh Hằng được đánh giá là đa dạng nhất khi đều có thể diễn “rất ngọt” các vai đào thương, đào lẳng, đào mụ lẫn đào độc. Và Thanh Hằng cũng chọn cho mình lối đi riêng khi phát huy các vai tính cách trên sân khấu lẫn video cải lương, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng, làm nhiều người quên mất xuất phát điểm của Thanh Hằng cũng là đào thương.​
Năm 1992 - 1993, Thanh Hằng được cố NSƯT Thanh Sang chọn đóng vai Trưng Trắc cùng ông trong bản quay hình vở cải lương Tiếng trống Mê Linh của Đài Truyền hình Cần Thơ. Đài Truyền hình TPHCM cũng quay một bản mới với Thanh Hằng và NSND Thanh Tuấn trong vai Trưng Trắc và Thi Sách. Từ đấy, Thanh Hằng có thêm vai diễn để đời, cùng với những: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Người không cô đơn), Nữ vương (Truyền thuyết tình yêu), bà Mùi (Duyên kiếp)...
Năm 1992-1993, Thanh Hằng được cố NSƯT Thanh Sang chọn đóng vai Trưng Trắc cùng ông trong bản quay hình vở cải lương Tiếng trống Mê Linh của Đài Truyền hình Cần Thơ. Đây là vai diễn mà chị đã say mê xem thần tượng là cố NSƯT Thanh Nga diễn trên sân khấu Thanh Minh - Thanh Nga thuở còn là một cô bé học nghề ở vị trí dàn múa của vở diễn. Đến khoảng năm 1996-1997, một lần nữa, Đài Truyền hình TPHCM lại mời Thanh Hằng vào vai Trưng Trắc, lần này kết hợp với đàn anh Thanh Tuấn trong vai Thi Sách. Từ đấy, Thanh Hằng có thêm vai diễn để đời, cùng với những: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Người không cô đơn, Nữ vương - Truyền thuyết tình yêu, bà Mùi - Duyên kiếp...
Vai bà Mùi - bà mẹ chồng độc đoán, cay nghiệt của Duyên kiếp (1997) thành công đến mức đem về cho Thanh Hằng giải Mai Vàng và giúp Thanh Hằng trở thành người ác được hâm mộ bậc nhất đến hôm nay. Ảnh: Mai Nhật.
Vai bà Mùi - bà mẹ chồng độc đoán, cay nghiệt của Duyên kiếp (1997) thành công đến mức đem về cho Thanh Hằng giải Mai Vàng và giúp Thanh Hằng trở thành "người ác" được hâm mộ bậc nhất đến hôm nay - Ảnh: Mai Nhật
Thanh Hằng còn đóng tốt cả vai... kép. Chị từng thay NSƯT Vũ Linh diễn vai Lương
Thanh Hằng còn đóng tốt cả vai... kép. Hơn 20 năm về trước, chị từng thay NSƯT Vũ Linh diễn vai Lương Sơn Bá trong vở cải lương nổi tiếng Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, đóng cặp cùng nghệ sĩ Tài Linh và được khán giả hoan nghênh. Đồng thời cũng từng diễn vai Chúc Anh Đài hát cặp với NSƯT Vũ Linh, cũng nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người hâm mộ. Năm 2017, trong chương trình Hội ngộ tài năng, để tưởng nhớ cố NSƯT Thanh Sang, Thanh Hằng đã mạnh dạn thể hiện vai diễn để đời của ông là Thi Sách cùng NSƯT Phượng Hằng trong vai Trưng Trắc.

Những năm 1990-2000, ngay cả giai đoạn sân khấu cải lương có phần sa sút, Thanh Hằng vẫn thuộc những nghệ sĩ đắt show nhất. Thế nhưng chị lại chọn rời bỏ sự nghiệp khi vẫn ở đỉnh cao, cùng gia đình xuất ngoại đến Úc vào năm 2001.

Suốt 15 năm trên đất khách, Thanh Hằng an phận làm người nội trợ chăm lo cho gia đình. Mãi đến năm 2016 khi các con đã trưởng thành, được sự động viên của nhiều bạn bè, đồng nghiệp, Thanh Hằng mới trở về quê hương và hoạt động trở lại.

Nghệ sĩ Thanh Hằng vào vai Triệu Thị Trinh (trích đoạn Nhụy Kiều tướng quân) trong liveshow Ngày trở về được thực hiện dưới hình thức quay hình và phát trên youtube.
Nghệ sĩ Thanh Hằng vào vai Triệu Thị Trinh (trích đoạn Nhụy Kiều tướng quân) trong liveshow Ngày trở về được thực hiện dưới hình thức quay hình và phát trên YouTube
Vai bà Phủ trong vở Lan và Điệp (2019) phát huy sở trường độc - hài của Thanh Hằng.
Vai bà Phủ trong vở Lan và Điệp (2019) phát huy sở trường độc - hài của Thanh Hằng
Nghệ sĩ Thanh Hằng tham gia chấm thi giải Bông Lúa Vàng của Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM.
Nghệ sĩ Thanh Hằng tham gia chấm thi giải Bông lúa Vàng của Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM cùng NSNS Bạch Tuyết và NSƯT - nhạc sĩ Huỳnh Khải

NSƯT Phương Hồng Thủy: cô đào thương đúng chuẩn

Trong các cô đào đoạt giải thưởng Trần Hữu Trang đầu tiên, Phương Hồng Thủy có phần bất lợi vì là “đào tỉnh”. Từ khi rời trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, dù đều hát chánh cho các đoàn Đồng Nai và Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang nhưng quy mô các đoàn hát lẫn cơ hội được khán giả nhận diện và bầu chọn khó mà so sánh với các đoàn chủ lực của TP. Thế nhưng, không chỉ lọt vào “top 15” nghệ sĩ được yêu thích nhất, Phương Hồng Thủy còn là một trong những người chiến thắng.

Với vẻ đẹp trong sáng cùng chất giọng như nức nở, nỉ non đặc trưng, Phương Hồng Thủy sinh ra để trở thành đào thương với các phận đời truân chuyên, chìm nổi, điển hình như: Kiều (Ai giết nàng Kiều), Huệ (Duyên kiếp), Lan (Lan và Điệp), Lượm (Sông dài), Lan Anh (Cung đàn nước mắt), Cầm Thanh (Cô đào hát)...
Với vẻ đẹp trong sáng cùng chất giọng như nức nở, nỉ non đặc trưng, Phương Hồng Thủy sinh ra để trở thành đào thương với các phận đời truân chuyên, chìm nổi, điển hình như: Kiều - Ai giết nàng Kiều, Huệ - Duyên kiếp, Lan - Lan và Điệp, Lượm - Sông dài, Lan Anh - Cung đàn nước mắt, Cầm Thanh - Cô đào hát, Nguyễn Thị Tồn - Muôn dặm vì chồng... Ảnh: FBNV
Khoảng năm 1995, Phương Hồng Thủy rời Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang về TPHCM tham gia Sân khấu Ba Thế hệ rồi Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, mở ra một trang mới trong sự nghiệp với nhiều vai diễn ấn tượng, đặc biệt là Cầm Thanh của Cô đào hát. Ảnh: Thanh Hiệp.
Khoảng năm 1995, Phương Hồng Thủy rời Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang về TPHCM tham gia Sân khấu Ba Thế hệ rồi Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, mở ra một trang mới trong sự nghiệp với nhiều vai diễn ấn tượng, đặc biệt là Cầm Thanh của Cô đào hát - Ảnh: Thanh Hiệp

Năm 2003, Phương Hồng Thủy đến Mỹ định cư, sống cuộc đời bình dị, lặng lẽ bên chồng con. Thỉnh thoảng về nước, Phương Hồng Thủy ít khi tham gia biểu diễn mà lại quay các chương trình kỷ niệm cho bản thân.

Mỗi lần về nước, NSƯT Phương Hồng Thủy lại tranh thủ quay các tiết mục làm kỷ niệm. Ảnh: FBNV.
Mỗi lần về nước, NSƯT Phương Hồng Thủy lại tranh thủ quay các tiết mục làm kỷ niệm và chia sẻ cùng người hâm mộ - Ảnh: FBNV
Lần hiếm hoi NSƯT Phương Hồng Thủy nhận lời quay phim ca nhạc là hỗ trợ
Năm 2017, nhận lời mời của NSƯT Hữu Quốc, NSƯT Phương Hồng Thủy tham gia phim ngắn ca nhạc - cải lương Diều ơi, mẹ vẫn mãi đợi con!, một dự án "chắp cánh" cho quán quân "Thử tài siêu nhí 2016" do NSƯT Hữu Quốc thực hiện - Ảnh: FBNV
Năm 2019, tham gia vở diễn Lan và Điệp, NSƯT Phương Hồng Thủy gây bất ngờ cho khán giả khi không diễn vai Lan quen thuộc mà đảm nhận vai Thúy Liễu - dạng đào lẳng mà trước đây chị gần như chưa diễn qua. Ảnh: Tố Nga.
Năm 2019, tham gia vở Lan và Điệp, NSƯT Phương Hồng Thủy gây bất ngờ cho khán giả khi không diễn vai Lan quen thuộc mà đảm nhận vai Thúy Liễu - dạng đào lẳng mà trước đây chị gần như chưa diễn qua - Ảnh: Tố Nga
Trong chương trình kỷ niệm sự nghiệp của mình, NSƯT Phương Hồng Thủy đã chọn quay 4 trích đoạn: Xử án Thượng Dương, Truyền thuyết tình yêu, Duyên kiếp và Hàn Mặc Tử. Ngoài việc ghi lại các vai diễn từng thành danh, Phương Hồng Thủy cũng muốn làm mới mình, đảm nhận các vai tính cách mà một đào thương chuẩn mực như chị hiếm có cơ hội diễn như Thượng Dương (Xử án Thượng Dương) và Nữ vương (Truyền thuyết tình yêu). Ảnh: Tố Nga.
Trong chương trình kỷ niệm sự nghiệp của mình, NSƯT Phương Hồng Thủy đã chọn quay 4 trích đoạn: Xử án Thượng Dương, Truyền thuyết tình yêu, Duyên kiếp và Hàn Mặc Tử. Ngoài việc ghi lại các vai diễn từng thành danh, Phương Hồng Thủy cũng muốn làm mới mình, đảm nhận các vai tính cách mà một "đào thương chuẩn mực" như chị hiếm có cơ hội diễn như Thượng Dương - Xử án Thượng Dương và Nữ vương - Truyền thuyết tình yêu - Ảnh: Tố Nga
Vai diễn mới nhất của NSƯT Phương Hồng Thủy là bà mẹ trong vở Tấm lòng của biển được chị và các đồng nghiệp chung tay tổ chức mừng giỗ Tổ sân khấu tại Atlanta, Mỹ. Ảnh: FBNV.
Vai diễn mới nhất của NSƯT Phương Hồng Thủy là bà mẹ trong vở Tấm lòng của biển được chị và các đồng nghiệp chung tay tổ chức mừng giỗ Tổ sân khấu tại Atlanta, Mỹ - Ảnh: FBNV
NSƯT Phương Hồng Thủy vẫn rất trẻ trung ở tuổi 61. Ảnh: Bảo Châu.
NSƯT Phương Hồng Thủy vẫn rất trẻ trung ở tuổi 61 - Ảnh: Bảo Châu
NSƯT Phương Hồng Thủy thường chia sẻ cuộc sống đời thường của mình trên kênh youtube riêng.
NSƯT Phương Hồng Thủy thường chia sẻ cuộc sống đời thường của mình trên kênh YouTube riêng - Ảnh: FBNV
NSƯT Phương Hồng Thủy và con gái cùng song ca, giao lưu trực tuyến với khán giả.
NSƯT Phương Hồng Thủy và con gái cùng song ca, giao lưu trực tuyến với khán giả - Ảnh: FBNV

NSƯT Phương Hồng Thủy có một ước muốn ấp ủ nhiều năm là cả 6 Huy chương vàng giải thưởng Trần Hữu Trang 1991 sẽ có dịp tái ngộ và cùng đứng chung sân khấu biểu diễn. Đó chắc chắn là kỷ niệm đẹp của người nghệ sĩ và niềm vui khó diễn tả bằng lời của những khán giả trung thành đã dõi theo bước chân thần tượng bao năm, cũng là mong đợi của những người thực sự yêu mến nghệ thuật cải lương.

Đông A

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI