Tại sao có "hộ chiếu vắc-xin COVID-19” vẫn phải cách ly ở Việt Nam?

11/03/2021 - 13:49

PNO - Theo quy định hiện hành, những trường hợp từ nước ngoài về có "hộ chiếu vắc-xin" vẫn phải cách ly 14 ngày và lấy 2 lần xét nghiệm như bình thường.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này Việt Nam chưa có thay đổi trong các biện pháp phòng chống dịch cũng như cách ly người nhập cảnh có "hộ chiếu vắc-xin".

"Hộ chiếu vắc-xin" là khái niệm mới để chứng nhận các trường hợp đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng COVID-19.

Trong số những trường hợp nhập cảnh về Việt Nam gần đây, có người có "hộ chiếu vắc-xin"- tức là đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng COVID-19. Theo quy định hiện hành, những trường hợp này vẫn phải cách ly 14 ngày và lấy 2 lần xét nghiệm như bình thường.

Theo quy định hiện hành, những trường hợp từ nước ngoài về có hộ chiếu vắc xin vẫn phải cách ly 14 ngày và lấy 2 lần xét nghiệm như bình thường.
Theo quy định hiện hành, những trường hợp từ nước ngoài về có "hộ chiếu vắc xin" vẫn phải cách ly 14 ngày và lấy 2 lần xét nghiệm như bình thường

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu từ trước đến nay, với các bệnh truyền nhiễm, việc có vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng, chống bệnh.

Trước đây, để phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các nước cũng đã áp dụng việc chứng nhận tiêm vắc-xin khi đi lại như với dịch tả, dịch hạch, bệnh sốt vàng (chỉ lưu hành ở châu Phi, lây qua muỗi đốt cho người ở châu Phi và người nơi khác đến châu Phi).

PGS. TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: “Tương tự với vắc-xin phòng COVID-19, việc có hộ chiếu vắc-xin cũng có những điểm lợi. Một người được tiêm vắc-xin, nếu thực sự có miễn dịch thì khi sang nước khác không bị lây bệnh và cũng không làm lây truyền bệnh. Như vậy, sẽ giải tỏa được khó khăn cho ngành du lịch, hàng không, đi lại, phát triển kinh tế…”.

Tuy nhiên, trước đây để nghiên cứu ra một vắc-xin cần 4-5 năm, thậm chí 10 năm; trong khi đó vắc-xin phòng COVID-19 được nghiên cứu, cấp phép trong điều kiện khẩn cấp. Vì thế, có thể có một số vấn đề chúng ta chưa biết hết được như các vắc-xin khác nhau, hiệu lực bảo vệ khác nhau; có vắc-xin chưa biết được giảm lây nhiễm như thế nào mà chỉ giảm mức độ nặng của bệnh, giảm triệu chứng; cũng chưa biết kháng thể bảo vệ tồn tại trong cơ thể bao lâu…

Thứ hai, virus biến đổi liên tục nên vắc-xin có thể không hiệu quả hoặc ít hiệu quả với các biến chủng mới.

Thứ ba, không loại trừ trường hợp có "hộ chiếu vắc-xin" giả.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá đề xuất đón khách du lịch quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá đề xuất đón khách du lịch quốc tế

Do đó, mỗi quốc gia căn cứ vào đánh giá rủi ro, lợi ích, hợp tác giữa các bên… để có hình thức áp dụng phù hợp. Có thể kết hợp "hộ chiếu vắc-xin" với xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính nhằm giảm thời gian cách ly…

Theo chuyên gia, tại Việt Nam dù tỷ lệ tiêm vắc-xin chưa được như nhiều nước nhưng đang áp dụng các biện pháp chống dịch hiệu quả. Dù tiêm vắc-xin vẫn cần áp dụng tốt các biện pháp dự phòng dịch, cụ thể là áp dụng 5K theo khuyến cáo của ngành y tế.

An Bình

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI