Ngoài sán dải heo, cần cảnh giác với sán dải bò và sán dải cá

19/03/2019 - 10:45

PNO - Những ngày qua, hơn 200 trẻ em ở Bắc Ninh có kết quả mắc bệnh sán heo khiến người dân hoang mang, lo sợ. Tuy nhiên, cần hiểu đúng về các loại bệnh sán để tránh hoang mang và giúp cho việc phòng ngừa, điều trị hiệu quả.

Ngoai san dai heo, can canh giac voi san dai bo va san dai ca
 

Mắc sán dải heo nhiều năm vẫn điều trị khỏi

Chị N.T.M. (22 tuổi, ở quận 5, TP.HCM) bỗng nhiên có cảm giác sưng, đau ở bàn tay. Ngay vùng da sau tai, cổ cũng có biểu hiện tương tự. Nghĩ mình bị u nhọt, chị M. ra tiệm thuốc tây mua thuốc uống nhưng vẫn không khỏi.

Sau đó, những u nhỏ này dần cứng lại, nổi lên nhiều hơn, các nốt u ở tay ngày một to như hạt bắp. Sợ mình bị u bướu, chị M. đi nhiều nơi thăm khám vẫn không khỏi, cuối cùng chị đến bệnh viện để làm xét nghiệm tìm giun sán.

Qua thăm khám, xét nghiệm, chụp X-quang; PGS.TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu – Chuyên gia về Ký sinh trùng, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM - phát hiện chị M. bị sán dải heo lâu ngày nhưng không được điều trị đúng khiến các nang gạo heo bị vôi hóa, ẩn dưới da ngày một nhiều. Cuối cùng, bệnh nhân được điều trị dứt điểm.

Ngoai san dai heo, can canh giac voi san dai bo va san dai ca
Sán dải heo làm tổ trên cơ thể bệnh nhân.
Ngoai san dai heo, can canh giac voi san dai bo va san dai ca
Nhiều trường hợp ấu trùng sán dải heo di chuyển lên não vẫn có thể điều trị bằng thuốc mà không phải mổ.

Theo PGS.TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, bệnh sán xơ mít, hay sán dải heo (Taenia solium) đã xuất hiện từ lâu tại Việt Nam do thói quen chăn nuôi heo thả rong, sở thích ăn thịt tái sống, không nấu kỹ... tại nhiều tỉnh thành, nhất là ở các tỉnh vùng cao.

“Người nhiễm sán dải heo không chỉ có ở vùng quê, tại TP.HCM cũng có thể nhiễm bệnh nếu một người có thói quen ăn thịt tái, rau sống không rửa kỹ, không vệ sinh" -bác sĩ Siêu cảnh tỉnh.

Ngoài sán dải heo, còn có sán dải bò, sán dải cá

Theo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM, ngoài sán dải heo, người dân cũng có thể mắc sán dải bò, sán dải cá nếu vẫn thích ăn đồ tái sống, nhất là với thịt bò, cá sống.

Ngoai san dai heo, can canh giac voi san dai bo va san dai ca
Nhìn bằng mắt thường, người dân có thể phát hiện thịt heo, bò, cá nhiễm sán hay không thông qua những hạt tròn nhỏ, màu trắng ngà như hạt gạo.

Bệnh sán dải heo, sán dải bò, sán dải cá đều là bệnh ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam, có cùng một cơ chế gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị. Chúng có thể cùng sống ký sinh trên một cơ thể người, với chiều dài trung bình từ 3-15 mét.

Khi xâm nhập vào cơ thể, các loại sán dải sẽ hấp thu chất dinh dưỡng khiến người mắc bệnh xanh xao, mệt mỏi, bụng to, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, ăn không ngon, sụt cân nhanh…

Nếu sán dải “cư ngụ” ở ruột, chỉ cần xét nghiệm phân có thể phát hiện được bệnh. Lúc này người bệnh được điều trị bằng thuốc Praziquantel với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ sẽ khỏi bệnh.

Nếu bị nang ấu trùng sán dải di chuyển lên não, mắt, các cơ quan nội tạng khác, tùy trường hợp bác sĩ sẽ xử lý bằng thuốc, hoặc các phương pháp khác. Người dân nên hiểu rõ nhiễm sán dải không phải là bệnh cấp thiết và trị bệnh cũng không quá khó, tránh hoang mang, hoảng sợ khi được phát hiện bệnh.

Ngoai san dai heo, can canh giac voi san dai bo va san dai ca
 

Các chuyên gia về ký sinh trùng khuyến cáo: Nếu mua các thực phẩm như nem chua, gỏi, rau sống… được nuôi trồng ở những nơi chưa quản lý chặt chẽ về việc thải phân heo, phân người... ra môi trường bên ngoài sẽ rất dễ có nguy cơ gây nhiễm ấu trùng và sán dây trưởng thành.

Vì vậy, người dân nên mua các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời nấu chín thức ăn. Tuy nhiên, trước hết các cơ quan chức năng phải quản lý chặt chẽ lò mổ, tiêu chuẩn vệ sinh giết mổ. Đặc biệt, không nuôi gia súc thả rong để tránh lây lan bệnh trên diện rộng.

Ngoai san dai heo, can canh giac voi san dai bo va san dai ca
Dù mắc bất kỳ loại sán dải nào, người bệnh cũng không nên lo lắng vì việc điều trị không quá phức tạp như mọi người lầm tưởng.
Triệu chứng chung của các loại sán dải: Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng nổi cục u sần, xanh xao, mệt mỏi, tiêu chảy, bụng to và kèm đau đầu ngày càng tăng, yếu liệt tứ chi, liệt nửa người, mờ mắt.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI