Sau phán quyết PCA, Mỹ hết tặng quà lại ngỏ lời bắt tay hợp tác với Philippines

23/07/2016 - 06:44

PNO - Trung Quốc vẫn lớn tiếng không công nhận, tiếp tục xây dựng trái phép ở Biển Đông. Mỹ sẽ hợp tác với Philippines - nước thắng trong vụ kiện Biển Đông để bảo vệ công lý.

Hôm qua ngày 22/7, cảnh sát biển Mỹ chính thức bàn giao một tàu chiến cho Hải quân Philippines để giúp tăng cường việc tuần tra bảo vệ chủ quyền của quốc gia đồng minh.

Theo báo Inquirer, tàu chiến được bàn giao, tên cũ là USCGC Boutwell, sẽ mang tên mới là BRP Andres Bonifacio, theo tên một nhà lãnh đạo khởi nghĩa của Philippines. Ông Boutwell đã phục 50 năm trước khi “nghỉ hưu” ngày 16/3/2016 ở San Diego.

Nó sẽ cùng gia nhập với các tàu chiến lớp Hamilton BRP Gregorio Del Pilar và BRP Ramon Alcaraz mà Mỹ lần lượt giao cho Philippines vào năm 2011 và 2013. Trước đó, tàu Boutwell đã hoạt động hơn 50 năm trong lực lượng hải cảnh Mỹ.

Sau phán quyét PCA, Mỹ hét tạng quà lại ngỏ lòi bát tay họp tác vói Philippines
Tàu tuần tra USCGC Boutwell được chuyển giao cho Philippines. (Ảnh: USCG)

Việc bàn giao thêm tàu chiến cho Philippines đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết trong chuyến thăm Philippines hồi tháng 11/2015. Philippines đã bắt đầu quá trình huấn luyện thủy thủ trong 3 tháng để sẵn sàng vận hành tàu BRP Andres Bonifacio.

Sau khi gia nhập Hải quân Philippines, tàu BRP Andres Bonifacio đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu là bảo đảm an ninh hàng hải, thực hiện những chuyến tuần tra bảo vệ chủ quyền và nhân dân Philippines.

Cũng giống 2 lần bàn giao trước, lần bàn giao này diễn ra theo Chương trình vũ khí dôi dư (EDA) của Lầu Năm Góc, khi các vũ khí đã qua sử dụng của quân đội Mỹ được cung cấp cho các quốc gia đồng minh hoặc đối tác để hiện đại hóa với chi phí cắt giảm hoặc cho không.

Việc Mỹ bàn giao thêm tàu chiến cho Philippines diễn ra chỉ hơn 1 tuần sau khi Tòa trọng tài thường trực theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ngày 12/7 công bố phán quyết cuối cùng về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan tới yêu sách “đường chín đoạn” của Bắc Kinh trên Biển Đông. Theo đó, tòa đã bác bỏ yêu sách chủ quyền đường lưỡi bò chiếm phần lớn Biển Đông mà Bắc Kinh tự vẽ ra.

Sau quà tặng là cái bắt tay bảo vệ công lý

Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác nhận rằng Ngoại trưởng John Kerry sẽ tới Philippines vào ngày 26-27/7. Đây là chuyến công du đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ tới Philippines kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền ở quốc gia Đông Nam Á này.

Theo kế hoạch ban đầu, Ngoại trưởng Kerry sẽ chỉ tới Lào trong hai ngày 25-26/7 để tham dự các cuộc họp cấp khu vực diễn ra ở thủ đô Vientiane của Lào, bao gồm Diễn đàn khu vực ASEAN, hội nghị ngoại trưởng Đông Á, cuộc gặp song phương cấp bộ trưởng Mỹ - ASEAN và cuộc gặp cấp bộ trưởng của Sáng kiến về Hạ lưu sông Mekong.

Những cuộc gặp trên dự kiến sẽ thảo luận về nhiều chủ đề, bao gồm cấu trúc an ninh khu vực, những thách thức liên quốc gia như an ninh hàng hải, các hoạt động đánh bắt cá trái phép và vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, trong một thông báo mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết Ngoại trưởng Kerry đã đề nghị bổ sung thêm một điểm dừng chân trong chuyến công du Đông Nam Á sắp tới.

Sau phán quyét PCA, Mỹ hét tạng quà lại ngỏ lòi bát tay họp tác vói Philippines
Mỹ là một trong nhiều quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo cho Trung Quốc sau khi nước này tiếp tục gia tăng căng thẳng ở Biển Đông sau phán quyết PCA.

Theo đó, Philippines sẽ là nơi ông ghé qua trong hai ngày 26-27/7. Trong quãng thời gian ở thủ đô Manila, Ngoại trưởng Kerry sẽ có các cuộc hội đàm với người đồng cấp Perfecto Yasay và Tổng thống Duterte.

Về nội dung các cuộc gặp trên, người phát ngôn Toner cho biết, Ngoại trưởng Kerry "sẽ thảo luận về hợp tác đầy đủ trên diện rộng với chính quyền mới của Philippines".

Chuyến thăm Philippines sắp tới sẽ là lần đầu tiên Ngoại trưởng Kerry gặp gỡ Tổng thống Duterte kể từ khi cựu thị trưởng thành phố Davao lên nắm quyền.

Chuyến công du lần này cũng là lần đầu tiên Ngoại trưởng Kerry tới châu Á sau khi PCA ra phán quyết rằng Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử đối với yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn lớn tiếng không công nhận và tuyên bố tiếp tục xây dựng trái phép ở Biển Đông. Sự ngang ngược này ắt sẽ có 'móng tay nhọn' để trừng trị. Công lý sẽ thuộc về lẽ phải và Mỹ dường như đang là một trong những người thực hiện lẽ phải đó khi có những 'ưu ái' dành cho Philippines - nước thắng kiện trong vụ kiện Biển Đông.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtulieuvi /strCate=tulieu

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioilakyvi /strCate=thegioilaky
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioivi /strCate=thegioi