Loại cây bị “cạo trọc chỉ còn ngọn”, mỗi năm chỉ bán một lần hút khách ngày Tết

22/01/2022 - 06:57

PNO - Những cây tre được cắt gốc, “cạo sạch”, chỉ còn mỗi ngọn và tập kết về phố để phục vụ nhu cầu dựng cây nêu đón Tết Nguyên đán. Mỗi năm loại cây này chỉ được bán một lần song luôn đắt hàng.

 

Cận Tết Nguyên đán, hàng vạn cây tre liên tục được các thương lái vận chuyển từ các huyện miền núi về tập kết tại thành phố Vinh (Nghệ An) bày bán để phục vụ nhu cầu dựng cây nêu đón tết của người dân.
Cận Tết Nguyên đán, hàng vạn cây tre liên tục được các thương lái vận chuyển từ các huyện miền núi về tập kết tại thành phố Vinh (Nghệ An) bày bán để phục vụ nhu cầu dựng cây nêu đón tết của người dân.
Anh Trần Quang Phong (quê huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết, dịp tết này anh mua gần 5.000 cây tre về bán. Thông thường cây tre chỉ có giá từ 15.000-20.000 mỗi cây, song dịp này giá bán tăng gấp 3, gấp 4 lần.
Anh Trần Quang Phong (quê huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết, dịp tết này anh mua gần 5.000 cây tre về bán. Thông thường cây tre chỉ có giá từ 15.000-20.000 mỗi cây, song dịp này giá bán tăng gấp 3, gấp 4 lần.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu dựng cây nêu thì những cây tre này phải được lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo thân thẳng, đốt thưa đều và ít gai, độ dài từ 10-15m. Những cây tre này được bán đến tay người dân với giá từ 200.000 - 300.000 đồng mỗi cây.
Để đáp ứng nhu cầu dựng cây nêu thì những cây tre này phải được lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo thân thẳng, đốt thưa đều và ít gai, độ dài từ 10-15m. Những cây tre này được bán đến tay người dân với giá từ 200.000 - 300.000 đồng một cây.
Ngoài ra, cây tre dựng nêu còn phải được giữ nguyên phần ngọn. Theo anh Phong, những cây bị cụt ngọn chắc chắn bị loại ra bởi chắc chắn không ai mua nữa. Theo quan niệm dân gian, cây nêu không có ngọn sẽ mang lại xui xẻo cho gia chủ. Điều này cũng khiến việc vận chuyển tre gặp nhiều khó khăn hơn.
Ngoài ra, cây tre dựng nêu còn phải được giữ nguyên phần ngọn, vì theo quan niệm dân gian, cây nêu không có ngọn sẽ mang lại xui xẻo cho gia chủ. Điều này cũng khiến việc vận chuyển tre gặp nhiều khó khăn hơn.
Anh Phan Đức Vũ (một thương lái bán cây nêu ở phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh) cho biết, trung bình mỗi ngày anh bán được gần 100 cây, gần ngày 23 tháng Chạp khả năng lượng mua sẽ tăng cao hơn nhiều. Buôn tre dựng nêu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, mỗi năm duy nhất chỉ một lần song thường đem lại nguồn thu nhập khá bởi nhu cầu dựng nêu ngày tết là rất lớn.
Anh Phan Đức Vũ (một thương lái bán cây nêu ở phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh) cho biết, trung bình mỗi ngày anh bán được gần 100 cây. Thường gần ngày 23 tháng Chạp khả năng người mua sẽ đông hơn nhiều. Buôn tre dựng nêu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, mỗi năm duy nhất chỉ một lần song thường đem lại nguồn thu nhập khá bởi nhu cầu dựng nêu ngày tết là rất lớn.
Cây tre càng cao, thẳng và có mắt đều thường có giá cao hơn song vẫn được nhiều người tìm đến để chọn sớm với quan điểm “pháo kêu, cao nêu, bánh chưng xanh”.
Cây tre càng cao, thẳng và có mắt đều thường có giá cao hơn khi nhiều người chọn mua với quan điểm “pháo kêu, cao nêu, bánh chưng xanh”.
Ngoài tra, nhiều điểm bán cây nêu còn trang trí thêm ngôi sao, đèn led, bóng nháy, đèn lồng… và nhận dựng nêu tận nhà.
Ngoài tra, nhiều điểm bán cây nêu còn trang trí thêm ngôi sao, đèn led, bóng nháy, đèn lồng… và nhận dựng nêu tận nhà.
Mỗi cây nêu đẹp, hoàn chỉnh như vậy có giá từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng tùy loại và hình thức trang trí.
Mỗi cây nêu đẹp, hoàn chỉnh như thế này có giá từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng tùy loại và hình thức trang trí.
“Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” - ông Trần Đức Phượng (trú phường Hà Huy Tập) nói và cho hay dẫu cuộc sống ngày càng một đổi mới, nhưng gia đình ông vẫn luôn giữ phong tục dựng cây nêu tết suốt hàng chục năm qua.
“Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” - ông Trần Đức Phượng (trú phường Hà Huy Tập) nói và cho hay dẫu cuộc sống ngày càng đổi mới, nhưng gia đình ông vẫn luôn giữ phong tục dựng cây nêu tết suốt hàng chục năm qua.
“Ngày nay, nhiều người họ thường dựng nêu sớm để có không khí tết trong nhà, và thường để rất lâu sau mới hạ nêu. Tôi vẫn luôn dựng nêu đúng ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm, cây nêu được dựng lên để xua đuổi ma quỷ, bảo vệ gia đình trong thời gian ông Công, ông Táo lên chầu trời nên phải dựng đúng ngày mới có ý nghĩa” - ông Phượng nói.
“Ngày nay, nhiều người thường dựng nêu sớm để có không khí tết trong nhà, và thường để rất lâu sau mới hạ nêu. Tôi vẫn luôn dựng nêu đúng ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm, cây nêu được dựng lên để xua đuổi ma quỷ, bảo vệ gia đình trong thời gian ông Công, ông Táo lên chầu trời nên phải dựng đúng ngày mới có ý nghĩa” - ông Phượng nói.
Những năm gần đây, thay vì dùng cây nêu bằng tre, nhiều gia đình, khu dân cư trên địa bàn Nghệ An đã chuyển sang dùng cây nêu sắt. Cây nêu sắt thường được gắn thêm cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm, bông sen và có giá từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng.
Những năm gần đây, thay vì dùng cây nêu bằng tre, nhiều gia đình, khu dân cư tại Nghệ An đã chuyển sang dùng cây nêu sắt. Cây nêu sắt thường được gắn thêm cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm, bông sen và có giá từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI