Lần đầu tiên quảng diễn mặt nạ tuồng trên đường phố Huế

28/06/2022 - 14:10

PNO - Sáng 28/6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức chương trình “Ngàn xưa âm vọng” - sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế 2022.

 

Nghệ sĩ Tuồng háo hức tham gia ngày hội quáng bá nghệ thuật Tuồng có từ hàng trăm năm nay
Nghệ sĩ tham gia ngày hội quảng bá nghệ thuật tuồng 

Với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn đường phố với trình diễn sân khấu, chương trình tạo nên một điểm mới trong trình diễn đường phố tại Festival Huế 2022.

Theo đó, bố cục chương trình gồm các phần: Nghi lễ tế tổ tại Thanh Bình từ đường; hội rước mặt nạ tuồng từ Thanh Bình từ đường theo cung đường Chi Lăng - Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn đến Nghinh Lương Đình; biểu diễn tuồng ở Nghinh Lương Đình và hội rước mặt nạ tuồng từ Nghinh Lương Đình vào Duyệt Thị Đường thực hiện nghi thức tiến hoa dâng tiền nhân, thể hiện lòng ngưỡng vọng, thành kính đối với người xưa.

Ông Nguyễn Phước Hải Trung - Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - cho biết tại Thanh Bình từ đường, lễ tri ân tổ nghề sân khấu được thực hiện theo đúng trình thức tiết lễ. Nghi lễ có bài văn được xướng lên với nội dung nói về lịch sử Thanh Bình từ đường và tôn vinh tổ nghệ.

Sau lễ tri ân, gần 200 nghệ sĩ, diễn viên tập hợp thành đội hình và thực hiện nghi lễ rước mặt nạ tuồng, quảng diễn. Đoàn rước vừa diễu hành vừa thể hiện động tác theo lộ trình đến Nghinh Lương Đình. Tại đây, các nghệ sĩ trình diễn các tiết mục cùng trích đoạn tuồng Huế và bài bản múa bông.

Hơn 200 diễn viên háo hức tham gia chương trình “Ngàn xưa âm vọng”
Hơn 200 diễn viên tham gia chương trình “Ngàn xưa âm vọng”

Kết thúc phần trình diễn, đoàn rước tập hợp trở lại và diễu hành, quảng diễn tại cung đường Lê Duẩn - cửa Quảng Đức - 23/8 - cửa Hiển Nhơn vào Duyệt Thị Đường. Đây là một đoàn rước trên 200 diễn viên, nhạc công, nghệ sĩ, tập hợp thành 3 đội. Điểm nhấn của đội hình là các nghệ sĩ, diễn viên vào vai 100 nhân vật tuồng với các loại trang phục, hóa trang mặt nạ khác nhau.

NSND Bạch Hạc - Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế - chia sẻ: “Việc giới thiệu mặt nạ, biểu diễn các trích đoạn tuồng nhằm giúp du khách hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này”.

Những mặt nạ tuồng khổng lồ được tập kết về Nghinh Lương Đình
Những mặt nạ tuồng khổng lồ được tập kết về di tích Nghinh Lương Đình
Đoàn rước tiến về phía Phu Văn Lâu
Đoàn rước tiến về phía Phu Văn Lâu
Qua công viên Thương Bạc
Qua công viên Thương Bạc
Rồi quảng diễn dọc đường Trần Hưng Đạo TP. Huế
Quảng diễn dọc đường Trần Hưng Đạo, TP. Huế
Nhiều nghệ sĩ tuồng cho biết, đã lâu rồi nghệ thuật Tuồng mới được quãng diễn trên đường phố Huế
Nhiều nghệ sĩ tuồng cho biết đã lâu rồi nghệ thuật tuồng mới được quảng diễn trên đường phố Huế
Sau lễ tri ân, các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên sẽ tập hợp thành một đội hình và thực hiện nghi lễ rước mặt nạ tuồng
Sau lễ tri ân tổ nghề sân khấu tại Thanh Bình từ đường (ở đường Chi Lăng, phường Gia Hội, TP. Huế), các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên sẽ tập hợp thành một đội hình và thực hiện nghi lễ rước mặt nạ tuồng
Đoàn rước đi qua phố Chi Lăng
 Đoàn rước đi qua phố Chi Lăng...
Rồi tiến dần về Nghinh Lương Đình để biểu diễn các trích đoạn Tuổng cổ nổi tiếng phục vụ công chúng
... Tiến dần về Nghinh Lương Đình để biểu diễn các trích đoạn tuổng cổ nổi tiếng phục vụ công chúng
Điểm nhấn của đội hình là các diễn viên sẽ vào vai nhân vật tuồng, mặc trang phục nhân vật, kẻ mặt nạ… tạo nên diện mạo bắt mắt
Các diễn viên sẽ vào vai nhân vật tuồng, mặc trang phục nhân vật, kẻ mặt nạ… tạo nên diện mạo bắt mắt
Tất cả khoác lên mình các loại trang phục truyền thống, cầm các loại cờ xí, lồng đèn, lọng, gánh chiêng, trống cùng với đội hình Nhã nhạc, Bát Dật văn võ diễu hành và trình diễn đường phố
Tất cả khoác lên mình các loại trang phục truyền thống, cầm các loại cờ xí, lồng đèn, lọng, gánh chiêng, trống cùng với đội hình Nhã nhạc, Bát Dật văn võ diễu hành và trình diễn đường phố

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI