Huế phải giàu lên, để không 'nóng ruột' phát triển kinh tế mà bỏ quên di sản!

26/10/2019 - 07:57

PNO - Ngày 25/10, tại TP.Huế, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế tổ chức Hội thảo “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Hiến kế để Huế phát triển theo hướng đô thị di sản

Đóng góp ý kiến tại hội nghị, TS. Trần Du Lịch- thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, Huế là thương hiệu quốc tế về du lịch, nên lấy Huế là thương hiệu du lịch chứ không phải là Thừa Thiên Huế. Tuy kinh tế tăng trưởng chưa cao, nhưng Huế đã giữ gìn bảo vệ  di sản tốt.

"Ở địa phương này có một sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ di sản, không đến nỗi nóng ruột trong phát triển kinh tế mà bỏ quên di sản. Chính vì vậy bài toán cần đặt ra đó là bảo vệ di sản văn hóa nhưng không để nghèo, nghèo không bảo vệ được. Có nghĩa là Thừa Thiên Huế phải giàu lên. Di sản không phải bảo vệ một cách thụ động mà phải khai thác thác để trở thành lợi ích kinh tế”, TS. Trần Du Lịch nói.

Hue phai giau len, de khong 'nong ruot' phat trien kinh te ma bo quen di san!
Đô thị Huế trải dài hai bên bờ sông Hương

Theo TS. Trần Du Lịch, trụ cột của nền kinh tế là ngành du lịch, vì vậy nên nghĩ khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô trên 27.000ha phát triển thành đô thị du lịch là chủ yếu, còn lại một phần nhỏ làm công nghiệp sạch. Không thể nào làm trung tâm công nghiệp tại đây.  

Cảng Chân Mây trong tương lai sẽ là trung tâm cảng du lịch quốc tế. Phát phát huy cực phía Nam là Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô để tạo sức hút gắn vùng kinh tế Đà Nẵng vô đến Nam Hội An. 

Vì thế quy hoạch TP.Huế là quy hoạch TP.Huế  hiện nay và toàn bộ vùng phụ cận.  Cái đó cần thiết phải làm nhanh để có thể phát triển tránh đi việc phát triển không đủ tầm.

Theo quan điểm của TS. Trần Du Lịch, Bộ Chính trị cần đưa ra nghị quyết để Thừa Thiên Huế giải quyết bài toán mâu thuẫn về sau này, đó là giữa bảo tồn xây dựng di sản văn hóa, giữa đô thị văn hóa với phát triển kinh tế. Phải cần có một chính sách đặc thù cho  Huế. Nói rõ Thừa Thiên Huế phát triển theo hướng nào? Trụ cột gì? 

Hue phai giau len, de khong 'nong ruot' phat trien kinh te ma bo quen di san!
TS Trần Du Lịch phát biểu phải làm cho Huế giàu lên mới bảo tồn và giữ gìn tài sản văn hóa bền vững

Giữ vững đặc trưng văn hóa Huế

Sau 10 năm thực hiện Kết luận 48, tỉnh Thừa Thiên Huế dần sát lập được vị trí là đô thị “di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”. Tăng trưởng kinh tế  giai đoạn 2009 – 2018 đạt 7,2%/năm cao hơn bình quân chung cả nước; quy mô kinh tế tăng khá gấp 1,9 lần dù vậy tốc độ phát triển của Thừa Thiên Huế vẫn còn chậm so với cả nước.

Hue phai giau len, de khong 'nong ruot' phat trien kinh te ma bo quen di san!
Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại hội thảo

Để Thừa Thiên Huế đến năm 2030 trở thành thành phố di sản quốc gia theo hướng văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh... ông Phan Ngọc Thọ, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ “Cần  cho Huế thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá, đặc thù đối với Thừa Thiên Huế".

Hue phai giau len, de khong 'nong ruot' phat trien kinh te ma bo quen di san!
Huế mong muốn trong tương lai sẽ là đô thị di sản trực thuộc Trung ương

GS.TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia đề xuất một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước như: Cần xây dựng, thực hiện cơ chế đặc thù cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt nói chung và Di sản Huế nói riêng. Trong đó tập trung nghiên cứu xây dựng và thực hiện chiến lược khai thác kinh tế di sản. Khuyến khích thực hiện mô hình hợp tác công tư nhằm khai thác giá trị kho tàng di sản theo hướng phát triển bền vững. 

Hue phai giau len, de khong 'nong ruot' phat trien kinh te ma bo quen di san!
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, việc xây dựng định hướng phát triển của địa phương trong thời gian tới cần dựa trên những yếu tố đặc thù, lợi thế so sánh riêng có của Thừa Thiên-Huế so với những địa phương khác, đó chính là di sản văn hóa và con người Huế. 

Thuận Hóa 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI