Hạn mặn bủa vây, người miền Tây 'khóc ròng' chờ nước về

01/03/2020 - 08:36

PNO - Hạn mặn khiến sinh hoạt, sản xuất... của người dân nhiều tỉnh miền Tây bị ảnh hưởng nặng nề. Ai cũng nôn nóng chờ nước từ thượng nguồn đổ về.

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, tháng 3 năm nay, mức độ xâm mặn tại hệ thống sông ở Nam bộ sẽ đạt đỉnh. Tình trạng thiếu nước ngọt, nhiễm mặn sẽ trầm trọng.

 Hai tháng qua hình ảnh những dòng sông trơ đáy không còn xa lạ với người dân ở một số khu vực, đặc biệt vùng giáp biển.
 Hai tháng qua hình ảnh những dòng sông trơ đáy không còn xa lạ với người dân ở một số khu vực, đặc biệt vùng giáp biển.
Đất dưới lòng sông khô cứng lại, nứt nẻ. Người ta có thể đi bộ dưới sông.
Nước ngọt được sử dụng hết cộng với việc các cửa cống, đập được đóng lại để ngăn nước mặn tràn vào khiến lòng sông trơ đáy. Đất dưới lòng sông khô cứng lại, nứt nẻ. Người ta có thể đi bộ dưới sông.
Các cửa cống, đập được đóng liên tục để ngăn nước mặn tràn vào. Trong cống chỉ còn sót lại một ít nước ngọt để khoảng chục hộ dân sử dụng.
Các cửa cống, đập được đóng liên tục để ngăn nước mặn tràn vào. Trong cống chỉ còn sót lại một ít nước ngọt để khoảng chục hộ dân sử dụng.
Thiếu nước ngọt khiến việc sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.
Thiếu nước ngọt khiến việc sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Họ phải chia ca để dùng lượng nước còn sót lại trong cống tưới cho hoa màu, nhưng cũng chỉ còn đủ cho khoảng 2-3 ngày tới. Trong khi đó, rau màu đều đang ở giai đoạn nảy mầm, cần nước liên tục.
Anh Võ Minh Trung (xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) chia sẻ:
Anh Võ Minh Trung (xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) chia sẻ: "Lúa đang trong giai đoạn cần nước nhưng ruộng cạn khô. Nếu hơn chục ngày nữa nước mới về tới đây thì chắc lúa chết sạch". Anh cho biết nhiều ngày qua, anh và một số hộ dân phải mua nước máy để đổ vào ruộng cầm cự.
Những ruộng lúa chuyển màu vàng cứ ngỡ đến mùa thu hoạch, nhưng thực chất đang bị cháy lá do thiếu nước.
Những ruộng lúa chuyển màu vàng cứ ngỡ đến mùa thu hoạch, nhưng thực chất đang bị cháy lá do thiếu nước. Tỉ lệ lúa lép hiện tại dao động khoảng 40-50%. Ông Năm Vĩnh (xã Long Bình, huyện Gò Công Tây) cho biết: "Gần 80 tuổi, lần đầu tôi mới thấy cảnh này. Nếu nước không về kịp trong một tuần nữa, lúa có nguy cơ chết sạch, coi như mất trắng".
Ao cá của gia đình anh Phan Thành Nghiệp (xã Thạnh Trị, huyện Cò Công Tây, Tiền Giang) trơ đáy, đất nứt nẻ vì không có nước trong 1 tháng qua. Anh cho biết với tình hình này sẽ phải chịu lỗ một vụ cá.
Ao cá của gia đình anh Phan Thành Nghiệp (xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) trơ đáy, đất nứt nẻ vì không có nước trong 1 tháng qua. Anh cho biết với tình hình này sẽ phải chịu lỗ một vụ cá.
Bến Tre hiện là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của việc xâm nhập mặn. Những dòng sông vẫn đầy nước nhưng không thể sử dụng vì nước quá mặn.
Bến Tre hiện là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của việc xâm nhập mặn. Những dòng sông vẫn đầy nước nhưng không thể sử dụng vì nước quá mặn.
Cảnh người dân đi mua nước sinh hoạt không còn xa lạ trong 2 tháng qua. Nhưng nước máy sau khi được lọc sạch vẫn có vị mặn. Chị Ý (xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) chia sẻ: Nước máy vẫn mặn, tắm giặt, rửa ráy đều có cảm giác rít rít khó chịu. Nấu ăn thì khỏi cho muối vào vì nước đã mặn sẵn. Ai kỹ hơn thì mua nước thùng để nấu hoặc tắm lại cho sạch. Nhưng có tiền chưa chắc đã mua được nước thùng. Sinh hoạt đời thường của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có nơi, vì thiếu nước ngọt, việc tắm rửa, vệ sinh cũng phải tiết kiệm từng chút một.
Cảnh người dân đi mua nước sinh hoạt không còn xa lạ trong 2 tháng qua. Nhưng nước máy sau khi được lọc sạch vẫn có vị mặn. Chị Ý (xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) chia sẻ: "Nước máy vẫn mặn, tắm giặt, rửa ráy đều có cảm giác rít rít khó chịu. Nấu ăn thì khỏi cho muối vào vì nước đã mặn sẵn. Ai kỹ hơn thì mua nước thùng để nấu hoặc tắm lại cho sạch. Nhưng có tiền chưa chắc đã mua được nước thùng". Sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có nơi, vì thiếu nước ngọt, việc tắm rửa, vệ sinh cũng phải tiết kiệm từng chút một.
Tại Cái Mơn (nơi nổi tiếng về cây ăn trái, cây kiểng của tỉnh Bến Tre), nghề chở nước thuê khá thịnh hành trong thời gian qua. Người ta sẽ chở nước từ bờ sông Vĩnh Long cách đó gần 40km để giao cho các chủ vườn với giá từ 100.000-150.000/khối, tuỳ quãng đường xa gần.
Tại Cái Mơn (nơi nổi tiếng về cây ăn trái, cây kiểng của tỉnh Bến Tre), nghề chở nước thuê khá thịnh hành trong thời gian qua. Người ta sẽ chở nước từ bờ sông Vĩnh Long (nơi có độ mặn dưới  một phần ngàn) cách đó gần 40km để giao cho các chủ vườn với giá từ 100.000-150.000 đồng/khối, tuỳ quãng đường xa gần. Cây ăn trái lâu năm và cây kiểng có giá trị kinh tế lớn nên người dân càng cẩn trọng khi nước mặn xâm nhập. Nếu không, sẽ dễ mất trắng.
Vườn sầu riêng của gia đình chú Tám Lẹ (Cái Mơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre)
Vườn sầu riêng của gia đình chú Tám Lẹ (Cái Mơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) thiếu nước trong 10 ngày qua. Gia đình chú phải thuê đến 6 xe chở nước để "cứu". Trung bình, một khối nước sẽ tưới được cho 10 gốc sầu riêng.
Gia đình nào có phương tiện sẽ tự đi chở nước. Càng về chiều tối, xe cộ ngược xuôi chở nước càng nhộn nhịp.
Gia đình nào có phương tiện sẽ tự đi chở nước. Càng về chiều tối, xe cộ ngược xuôi chở nước càng nhộn nhịp.

Tin, ảnh: Trung Sơn

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI