Di dời nhà ở trên kênh rạch chỉ đạt 12,4% chỉ tiêu sau 5 năm thực hiện

10/03/2023 - 14:39

PNO - Sở Xây dựng TPHCM vừa có báo cáo sơ kết Chương trình nhà ở giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch phát triển nhà ở đến năm 2030.

Theo Sở Xây dựng TPHCM, qua 5 năm triển khai thực hiện công tác di dời nhà trên và ven kênh rạch còn chậm tiến độ theo kế hoạch đã đề ra, đã bồi thường và di dời được 2.479/20.000 căn, đạt 12,4% so với chỉ tiêu, chủ yếu tập trung ở các dự án sử dụng vốn ngân sách nhưng đa số cũng chỉ dừng lại ở công tác chuẩn bị đầu tư, trong khi chưa kêu gọi được dự án án vốn ngoài ngân sách. 

Năm 2021, UBND TPHCM đặt chỉ tiêu đến năm 2025 hoàn thành bồi thường, di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch, chủ yếu là dự án sử dụng vốn ngân sách, dự kiến nhu cầu vốn là 18.073 tỉ đồng, gồm 3 dự án thực hiện mục tiêu kép vừa giải quyết nhu cầu thoát nước để chống ngập, vừa di dời nhà trên và ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị.

Cụ thể, dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm; dự án nạo vét, cải tạo rạch Văn Thánh; dự án cải tạo kênh Hy Vọng, quận Tân Bình và 14 dự án đã triển khai các bước chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020, nay chuyển tiếp thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 (8 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư công, 6 dự án đã phê duyệt dự án bồi thường).

Việc chậm triển khai do nguồn vốn ngân sách của thành phố hạn chế, không đủ so với nhu cầu. 

Phần lớn các tuyến rạch không thực hiện được mở rộng hơn so với biên chỉnh trang nên không tạo được quỹ đất có giá trị thương mại, không hấp dẫn các nhà đầu tư nên phải thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách.

Trong 5
Ngân sách hạn chế, thủ tục phức tạp khiến kế hoạch di dời nhà ở trên và ven kênh rạch mãi ì ạch.

Thực tế, việc sử dụng nguồn vốn ngân sách cũng gặp không ít khó khăn trong bối cảnh điều tiết ngân sách chung và hạn chế từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB); trong khi ngân sách thành phố đang cùng lúc phải cân đối cho các Chương trình đột phá khác như: giảm ùn tắc giao thông, chống ngập và giảm ô nhiễm môi trường có giá trị giải ngân cao, có tính cấp bách và theo thứ tự ưu tiên. 

Do đó, trong số 59 dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch bằng nguồn vốn ngân sách, chỉ bố trí vốn đầu tư công cho 32 dự án.

Bên cạnh đó, trình tự thực hiện các thủ tục đối với dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách là phức tạp, kéo dài gồm nhiều giai đoạn. Công tác chuẩn bị đầu tư theo Luật Đầu tư công; công tác chuẩn bị bồi thường theo Luật Đất đai đa số các dự án (42/59 dự án) dừng lại ở các bước chuẩn bị đầu tư, chỉ có 17/59 dự án được phê duyệt dự án bồi thường để triển khai thực hiện công tác tiếp theo để chi trả bồi thường.

Bích Trần

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI