Dấu xưa xe ngựa miền đất Võ

30/01/2014 - 08:44

PNO - PNO - Qua vùng đất Vua An Nhơn (TX An Nhơn, Bình Định), chợt nhớ câu thơ “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” (Thăng Lòng Thành Hoài Cổ - Bà Huyện Thanh Quan), gợi nhớ về một thời ngựa xe tấp nập miền...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nói về ngựa, vùng Cây Bông (Nhơn Khánh, TX An Nhơn) vốn là cái nôi của nghề nuôi ngựa và chạy xe ngựa. Đây là nơi thuần hóa ngựa cung cấp cho trong và ngoài tỉnh lúc đó. Những bậc thầy về ngựa cũng xuất phát từ vùng đất Nhơn Khánh.

Dau xua xe ngua mien dat Vo
"Dấu xưa xe ngựa" trở thành phương tiện du lịch lý thú vào các làng nghề, thăm các di tích lịch sử

Ông Nguyễn Văn Cảnh (Ba Cảnh, 86 tuổi, ngụ tại Nhơn Khánh) được mệnh danh là “thầy ngựa”. 13 tuổi, ông Cảnh rong ruổi trên lưng ngựa, khắp vùng không ai qua ông về tài đua và thuần ngựa.

Ông Cảnh kể: “Gia đình tôi hồi đó nuôi ngựa rất nhiều. 13 tuổi tôi đã thành thục trên lưng ngựa, đua ngựa khắp vùng không ai địch nổi. Vào thời vua Bảo Đại, ngựa là phương tiện đi lại của các quan làng xã, thồ hàng. Nhà tôi lúc ấy có đến 6, 7 con ngựa để chạy xe. Vì thích mạo hiểm, 13 tuổi tôi đã trèo lên lưng ngựa đi khắp vùng. Lúc đó, người dân khắp vùng thuê tôi thuần ngựa, từ ngựa hoang trên nguồn tập thành ngựa kéo xe. Tiền công thuần một con ngựa hoang mua được 4, 5 con ngựa khác. Thời Pháp thuộc, nhiều cuộc đua ngựa được tổ chức ở tòa khâm sứ Quy Nhơn, lần nào tôi cũng về nhất”.

Dau xua xe ngua mien dat Vo
Cụ Sáu Nhơn (bìa trái) 87 tuổi, người gắn bó hơn 50 năm, một trong những người già cuối cùng
ở vùng đất kinh đô xưa từng gắn bó với nghề xe ngựa. 

Vùng đất Cây Bông vẫn còn những bài ca lưu truyền về nghề nuôi/thuần dưỡng ngựa. “Thầy ngựa” Ba Cảnh có tên trong câu “Lẳng lặng mà nghe/ Nghe vè xe ngựa… Hỏi ông chở cá/ Có cúm Ba Canh). Bài vè do chính ông Ba Cảnh sáng tác nói về nghề xe ngựa Nhơn Khánh, đáng tiếc đến nay không còn bản lưu giữ, người sáng tác đã dần quên.

Theo kinh nghiệm của ông Sáu Nhơn (87 tuổi, thôn Hiếu Văn, xã Nhơn Khánh, TX An Nhơn) người gắn bó với nghề xe ngựa hơn 50 năm, chọn con ngựa tốt phải dựa vào xoáy lưng, xoáy chân, tướng mã. Con ngựa tốt phải có xoáy đẹp, chuẩn, chân sau thẳng, mắt to, lông mượt. “Muốn thuần ngựa hoang phải mất cả tháng trời. Cho ngựa hoang lội sông đến khi mỏi nhừ, rồi mới dùng ngựa thuần đi trước dẫn theo ngựa hoang. Có đến 5, 6 người cùng thuần ngựa, ghìm cương ngựa, cho ngựa vào xe… mới kéo đi được”, cụ Sáu Nhơn nói.

Dau xua xe ngua mien dat Vo
Lối nay xe ngựa trên vùng đất Võ

Những chàng trai mạnh mẽ, khăn đóng áo the trên lưng ngựa ngày đó trở thành người hùng trong mắt bao cô gái. Như lời cụ Ba Cảnh, 13 tuổi trên lưng ngựa, năm 14 tuổi cụ đã có gia đình. Trong mắt nhiều người, những chàng trai thuần ngựa thời đó thật hào hoa, phong nhã.

Chiều chiều trên những con đường quê đã rải bê tông, đâu đó vẫn nghe tiếng vó ngựa gõ nhịp, tiếng lục lạc reo vang. Ông Lê Văn Miền, chủ nhân của một trong 3 chiếc xe ngựa còn lại ở TX An Nhơn, nói: “Tôi chạy xe ngựa đã được 20 năm, trước đây vào thời Pháp thuộc bố tôi cũng chạy xe ngựa. Qua lời kể của bố, xe ngựa thời đó chủ yếu thồ hàng hóa, chở khách đi chợ phiên”.

Dau xua xe ngua mien dat Vo
Xe ngựa đưa trẻ em đến trường
 

Dau xua xe ngua mien dat Vo
Người phu xe ngựa trở thành hướng dẫn viên du lịch không chuyên cho khách trên những chuyến đi.
Một vòng xe ngựa vào làng nghề chỉ mất 200.000 đồng. Trong ảnh, du khách thăm Thành hoàng đế 

Những năm 80 -81, Công đoàn mã xa huyện An Nhơn được thành lập. Thời điểm đó, riêng thị trấn Đập Đá (An Nhơn) có đến 60 chiếc xe ngựa, thị trấn Bình Định (TX AN Nhơn) và huyện Phù Cát có gần 30 chiếc. Công đoàn mã xa lúc đó đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển vật liệu xây dựng cho các hợp tác xã, các cơ quan, chở khách, chở vải, nước mắm… đi chợ phiên”.

Công đoàn mã xa lúc đó ăn nên làm ra, các phương tiện vận chuyển chưa phát triển như bây giờ. Ngựa được lùng mua ở An Khê (Gia Lai), Cao Bằng, Hà Nội. Ngựa tốt có thể dùng 7 - 10 năm mới thay ngựa mới. Thời đó, một con ngựa có giá 5 -6 chỉ vàng.

Dau xua xe ngua mien dat Vo
Giữ ngựa vì yêu thích, ông Lê Văn Miền đang thay móng ngựa

Ngày nay hiếm người còn giữ nghề xe ngựa, phương tiện không còn là nguồn sống. Ai còn giữ nghề trước hết là vì niềm đam mê với ngựa, sau là vì bạn hàng còn yêu những cuốc xe ngựa đường quê. “Giữ ngựa vì tôi còn yêu ngựa, chứ nghề xe ngựa không đủ sống. Bởi xe ngựa làm sao có thể cạnh tranh với các phương tiện cơ giới như bây giờ. Lâu lâu chở các bạn hàng đi chợ phiên sớm, chở vật liệu xây dựng hay du khách đi tham quan các làng nghề, di tích…”, ông Lê Văn Miền nói.


DỊU DỊU

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI