Bọ cánh cứng bay vào miệng, bé trai nguy kịch

08/06/2017 - 16:37

PNO - Đang ngồi chơi, bé trai bỗng nhiên bị bọ cánh cứng bay vào miệng.

Mẹ bé trai (8 tháng tuổi, ở Cần Thơ) kể lại: "Ngày 2/6/2017, khi con trai đang ngồi chơi trước nhà, tôi thấy con bọ quýt (một loại bọ cánh cứng) bay đến gần, rồi đậu lên tay của con. Tôi định đuổi đi thì con bọ quýt bay thẳng vào miệng".

Khi người nhà cho tay vào lấy con bọ quýt ra thì con bị càng chui vào sâu bên trong, khiến bé ho sặc sụa. Trong lúc hoảng loạn cố móc dị vật ra, người nhà bệnh nhi vô tình đẩy con vật vào sâu nội khí quản. Đến khi bất lực, chị hô hoán, cùng người nhà đưa con đến bệnh viện cấp cứu.

Tối cùng ngày, bé trai được chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM trong tình trạng nguy kịch.

Bo canh cung bay vao mieng, be trai nguy kich
Hiện bé trai đã ăn, uống được nhưng vẫn được theo dõi nội khí quản và phổi.


Bác sĩ Nguyễn Phan Nguyên, bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhi kể, bé được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hóc dị vật, thở khó, mệt mỏi, tái tím. Tuy đã được bệnh viện tuyến dưới đặt nội khí quản nhưng tiếp tục suy hô hấp nặng. Các bác sĩ lập tức xử lý đường thở, gấp dị vật cho bé.

Bác sĩ Nguyên cho biết: “Dù người nhà đã khai bé nuốt bọ cánh cứng, nhưng khi gắp dị vật rất khó khăn vì con bọ này đã chui tọt vào nội khí quản suốt 8 giờ. Cả con bọ đã bị thối rữa, phải hai lần thực hiện thủ thuật, các bác sĩ mới gắp hết dị vật ra khỏi đường thở của bé”.

Bo canh cung bay vao mieng, be trai nguy kich
Con bọ được gấp ra khỏi khí quản bé.


Bác sĩ Nguyễn Thế Huy, Phó khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cảnh tỉnh: “Đây là trường hợp hóc côn trùng gây nguy kịch cho trẻ mà lần đầu tiên tôi gặp. Dù con trùng đã chết khi chui tới nội khí quản nhưng niêm mạc của bệnh nhi bị tổn thương nặng; bởi đây là côn trùng cánh cứng, đã tiết ra nhiều axit và dịch nhầy". 

Bo canh cung bay vao mieng, be trai nguy kich
Theo bác sĩ Huy, đây là trường hợp đầu tiên bác sĩ gặp phải trong 30 năm làm nghề.

Bác sĩ Nguyễn Thế Huy khuyến cáo, dù là côn trùng, hạt trái cây, hay bất kỳ vật lạ nào rơi vào miệng... khiến bé ho sặc sụa, ho này càng nhiều, thở hắt, tái tím,… chứng tỏ bé bị hóc dị vật đường thở.

Cách xử lý tốt nhất là vỗ lưng, ấn ngực để tạo áp lực tống dị vật ra ngoài và đưa đến bệnh viện.

Tránh cho tay vào móc họng bé, vì lúc này người cấp cứu sẽ vô tình đẩy dị vật vào sâu bên trong rất nguy hiểm.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI