Bến nội đô Sài Gòn: Trôi theo dòng hoàng hôn giữa phố

27/08/2020 - 09:19

PNO - Có một cái thú không ồn ào và hơi kén khách, không thích hợp với những người thích sôi động và cũng có phần lãng mạn, đó là chầm chậm ngồi thuyền theo con nước thong dong giữa lòng phố nhộn nhịp.

Tuyến du thuyền trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè hoạt động cả ngày, nhưng khách chủ yếu chọn đi vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Trong đó, được ưa chọn nhất là lúc chập tối, khi sắp hoàng hôn. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất để ngắm Sài Gòn lên đèn, giữa một không gian khác, êm đềm và lãng mạn hơn.

Hai điểm đầu cuối là bến thuyền nội đô ở cạnh cầu Thị Nghè, đường Hoàng Sa quận 1 và bến thuyền gần chùa Chantarangsay trên đường Hoàng Sa, quận 3. Thời gian của hành trình du ngoạn dọc theo kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè là 1 giờ 45 phút. Bạn có thể chọn hành trình ngắn hơn là 45 phút. Giá cả dao động từ 110.000 đồng  đến 220.000 đồng/người.

Hoàng Anh, một cô gái có tuổi thơ gắn liền với kênh Nhiêu Lộc, kể  hồi nhỏ, ra kênh Nhiêu Lộc bắt cá lia thia, cá bảy màu là thế nào về cũng bị ăn đòn vì cái  tội chơi ở dòng kênh ô nhiễm. Nay sau rất nhiều năm, cô ngỡ ngàng khi lần đầu trở lại, được ngắm dòng kênh  từ giữa dòng, với những cảm nhận khác hẳn. Tâm trạng của Hoàng Anh cũng là tâm trạng chung của  nhiều người khi đến đây.
Hoàng Anh, một cô gái có tuổi thơ gắn liền với kênh Nhiêu Lộc, kể hồi nhỏ, ra kênh này bắt cá lia thia, cá bảy màu là thế nào về cũng bị ăn đòn vì cái tội chơi ở dòng kênh ô nhiễm. Nay sau rất nhiều năm, cô ngỡ ngàng khi lần đầu trở lại, được ngắm dòng kênh từ giữa dòng, với những cảm nhận khác hẳn. Tâm trạng của Hoàng Anh cũng là tâm trạng chung của nhiều người khi đến đây.
Hai bên bờ kênh, vừa mới được đơn vị khai thác tuyến du thuyền này lắp đặt thêm hệ thống đèn chạy dài từ cầu Thị Nghè đến cầu Điện Biên Phủ. Hiệu ứng ánh sáng đã làm bờ kênh vốn tối khi đêm về nay rực rỡ sắc màu hơn.
Hai bên bờ kênh, vừa mới được đơn vị khai thác tuyến du thuyền này lắp đặt thêm hệ thống đèn chạy dài từ cầu Thị Nghè đến cầu Điện Biên Phủ. Hiệu ứng ánh sáng đã làm bờ kênh vốn tối khi đêm về nay rực rỡ sắc màu hơn.
 Không ít người hào hứng gọi khúc kênh này gợi chút gì ở Singapore, Phượng hoàng cổ trấn và thậm chí Hội An. Còn nếu qua lại khu vực này thường xuyên, sẽ hiểu đây là cách để con kênh bớt đơn điệu về đêm và hấp dẫn hơn.
Không ít người hào hứng gọi khúc kênh này gợi chút gì ở Singapore, Phượng hoàng cổ trấn (Trung Quốc) và thậm chí Hội An. Còn nếu qua lại khu vực này thường xuyên, sẽ hiểu đây là cách để con kênh bớt đơn điệu về đêm và hấp dẫn hơn.
Hai bên bờ xe cộ qua lại như mắc cửi, giữa dòng kênh, thuyền cứ  châm chậm trôi. Đây là khoảng thời gian và không gian thú vị, khi đi song song hai bên bờ hàng quán phố xá nhộn nhịp, mà vẫn tách biệt khỏi sự ồn ào đó.
Hai bên bờ xe cộ qua lại như mắc cửi, giữa dòng kênh, thuyền cứ chầm chậm trôi. Đây là khoảng thời gian và không gian thú vị, khi đi song song hai bên bờ hàng quán phố xá nhộn nhịp, mà vẫn tách biệt khỏi sự ồn ào đó.
Chút gợi nhớ sông nước miền Tây là người ta có thể nghe dăm câu vọng cổ từ những người nghệ sĩ đờn ca tài tử chỉ chờ khách dong thuyền ngang qua là dạo đàn, cất tiếng. Phần nhạc dọc đường thuyền đi còn có các tiết mục trình tấu của Harmonica, violon…
Chút gợi nhớ sông nước miền Tây là người ta có thể nghe dăm câu vọng cổ từ những nghệ sĩ đờn ca tài tử chỉ chờ khách dong thuyền ngang qua là dạo đàn, cất tiếng. Phần nhạc dọc đường thuyền đi còn có các tiết mục trình tấu của Harmonica, violon…
Chút gợi nhớ sông nước miền Tây là người ta có thể nghe dăm câu vọng cổ từ những người nghệ sĩ đờn ca tài tử chỉ chờ khách dong thuyền ngang qua là dạo đàn, cất tiếng. Phần nhạc dọc đường thuyền đi còn có các tiết mục trình tấu của Harmonica, violon…Khách chơi thuyền đang tò mò xem xiếc ảo thuật đường phố
Tuyến kênh này có rất nhiều cầu. Bạn có dịp đi ngang qua dạ 9 cây cầu nổi tiếng với người Sài Gòn bao năm qua như  Cầu Thị Nghè, Điện Biên Phủ, Bùi Hữu Nghĩa, Hoàng Hoa Thám, Cầu Kiệu,  Cầu Sắt Trần Khánh Dư, Cầu Bông, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Sỹ…
Tuyến kênh này có rất nhiều cầu. Bạn có dịp đi ngang qua dạ 9 cây cầu nổi tiếng với người Sài Gòn bao năm qua như: Cầu Thị Nghè, Điện Biên Phủ, Bùi Hữu Nghĩa, Hoàng Hoa Thám, Cầu Kiệu, Cầu Sắt Trần Khánh Dư, Cầu Bông, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Sỹ…
Một bất ngờ thú vị là chỉ khi đi thuyền, mới có dịp phát hiện ra  những bức bích họa vẽ dưới gầm cầu Điện Biên Phủ. Tiếc là các cây cầu còn lại chưa thể thực hiện được như thế vì nhiều lý  do khác nhau.
Một bất ngờ thú vị là chỉ khi đi thuyền, bạn mới có dịp phát hiện ra những bức bích họa vẽ dưới gầm cầu Điện Biên Phủ. Tiếc là các cây cầu còn lại chưa thể thực hiện được như thế vì nhiều lý do khác nhau.
 Hơi tiếc, độ cao thông thuyền giữa các cây cầu rất khác nhau. Nhất là ở cầu cũ như cầu Điện Biên Phủ. Những chiếc thuyền phụng có tạo hình cách điệu chim Phụng trông rất thanh thoát, một thời gian sau cổ phụng-độ cao của thuyền bỗng bị gọt ngắn lại vì khi nước lớn, chiều cao của chiếc đầu phụng sẽ bị mắc kẹt trong dạ cầu.
Độ tĩnh không giữa các cây cầu rất khác nhau. Ở những cây cầu cũ như cầu Điện Biên Phủ, những chiếc thuyền phụng có tạo hình cách điệu chim Phụng trông rất thanh thoát, một thời gian sau cổ phụng-độ cao của thuyền bỗng bị gọt ngắn lại vì khi nước lớn, chiều cao của chiếc đầu phụng sẽ bị... mắc kẹt trong dạ cầu.
Có một dạo, những chiếc thuyền bị ném đá oan vì mấy người câu cá trộm hai bênh bờ kênh cho rằng thuyền đi như thế làm động lưỡi câu của họ, không câu được cá!
Có một dạo, những chiếc thuyền bị "ném đá" oan vì những người câu cá trộm ở hai bênh bờ kênh cho rằng thuyền đi như thế làm động lưỡi câu của họ, không câu được cá. Nhưng nay, vấn nạn này đã hết.

Sơn Trà

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=