“ATM cơm” sẻ chia cùng người khốn khó

13/05/2025 - 10:43

PNO - Đều đặn ngày 16 âm lịch hằng tháng, mô hình “ATM cơm” do Hội LHPN phường 1, quận 10 tổ chức lại lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Những suất cơm nghĩa tình được trao tận tay người lao động nghèo, người khuyết tật, người bán vé số... như một lời động viên ấm áp, giúp họ vơi bớt nhọc nhằn và thêm nghị lực vượt qua cuộc mưu sinh vất vả.

Vào ngày 16 âm lịch tháng này, quầy “ATM cơm” được tổ chức tại địa chỉ 105H đường Hồ Thị Kỷ, phường 1, quận 10. Đây cũng là  nhà ở của bà La Thị Ba (78 tuổi), hội viên Hội Phụ nữ khu phố 4, phường 1 – người trực tiếp nấu các suất cơm phát miễn phí cho người khó khăn.
Tháng này, quầy “ATM cơm” được tổ chức tại địa chỉ 105H đường Hồ Thị Kỷ, phường 1, quận 10 sớm hơn một ngày, vào ngày 15 Âm lịch nhằm mừng Đại lễ Phật đản năm 2025. Đây cũng là nhà ở của bà La Thị Ba (78 tuổi), hội viên Hội Phụ nữ khu phố 4, phường 1 - người trực tiếp nấu các suất cơm phát miễn phí cho người khó khăn.

Từ 5g sáng, bà La Thị Ba đã cùng con gái ra chợ chọn mua những nguyên vật liệu tươi ngon nhất để chuẩn bị cho buổi phát cơm. Khoảng 7 giờ, đông đảo chị em phụ nữ cũng có mặt để phụ giúp sơ chế thực phẩm: người lặt rau, người gọt củ quả, người nấu cơm… Mỗi người một tay, ai cũng nhiệt tình, vui vẻ chung sức vì một hoạt động ý nghĩa.
Từ 5g sáng, bà La Thị Ba đã cùng con gái ra chợ chọn mua những nguyên vật liệu tươi ngon nhất để chuẩn bị cho buổi phát cơm. Khoảng 7 giờ, đông đảo chị em phụ nữ cũng có mặt để phụ giúp sơ chế thực phẩm: người lặt rau, người gọt củ quả, người nấu cơm… Mỗi người một tay, ai cũng nhiệt tình, vui vẻ chung sức vì một hoạt động ý nghĩa.

Gia đình bà La Thị Ba đã có truyền thống làm thiện nguyện từ nhiều đời, và đến thế hệ con cháu, bà cũng truyền dạy những giá trị tốt đẹp đó. Khi còn khỏe mạnh, bà là người trực tiếp nấu cơm, còn khi không khỏe, con cái sẽ thay bà chuẩn bị bữa ăn.
Gia đình bà La Thị Ba đã có truyền thống làm thiện nguyện từ nhiều đời, và đến thế hệ con cháu, bà cũng truyền dạy những giá trị tốt đẹp đó. Khi còn khỏe mạnh, bà là người trực tiếp nấu cơm, mỗi khi không khỏe, con cái sẽ thay bà chuẩn bị bữa ăn.

Chị Nguyễn Thị Trí Huệ ( con gái bà Ba) Trí Huệ chia sẻ: “Nấu các món ăn với số lượng lớn thật sự không dễ, nhưng tôi luôn đặt cả tấm lòng vào từng món, cũng như những gì mẹ tôi đã dạy. Khi mình trao đi bằng sự chân thành, thì ai nhận cũng đều cảm thấy ấm lòng. Mỗi phần cơm, mỗi đóng góp dù là nhỏ bé nhưng lại mang giá trị vô cùng lớn lao, tiếp thêm sức mạnh cho những người kém may mắn.”
Chị Nguyễn Thị Trí Huệ (con gái bà Ba) chia sẻ: “Nấu các món ăn với số lượng lớn thật sự không dễ, nhưng tôi luôn đặt cả tấm lòng vào từng món, cũng như những gì mẹ tôi đã dạy. Khi mình trao đi bằng sự chân thành, thì ai nhận cũng đều cảm thấy ấm lòng. Mỗi phần cơm, mỗi đóng góp dù là nhỏ bé nhưng lại mang giá trị vô cùng lớn lao, tiếp thêm sức mạnh cho những người kém may mắn.”

Mô hình “ATM cơm” chính thức ra mắt vào tháng 5/2024 được duy trì nhờ vào sự chung tay đóng góp của gia đình bà Ba cùng các hội viên phụ nữ trên địa bàn. Mỗi người góp một chút, người 50.000 đồng, người 70.000 đồng, người 100.000 đồng. Tất cả cùng gom góp để xây dựng nên nguồn quỹ yêu thương để thực hiện.
Mô hình “ATM cơm” chính thức ra mắt vào tháng 5/2024 được duy trì nhờ vào sự chung tay đóng góp của gia đình bà Ba cùng các hội viên phụ nữ trên địa bàn. Mỗi người góp một chút, người 50.000 đồng, người 70.000 đồng, người 100.000 đồng... để xây dựng nên nguồn quỹ yêu thương.

Đồng hành từ những ngày đầu ra mắt mô hình, bà Bùi Thị Mỹ Hiền – Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mẹ Truyền thống – chia sẻ: “Mô hình này thật sự rất ý nghĩa. Mỗi người góp một phần, dù ít hay nhiều, đều là nguồn động viên quý giá để chia sẻ với những mảnh đời khó khăn. Tôi tham gia phụ rửa rau củ, đóng hộp cơm… Ai nấy đều nhiệt tình, vừa làm vừa cười vui vẻ. Niềm hạnh phúc lớn nhất là khi thấy người dân khó khăn có được bữa ăn ấm lòng.”
Đồng hành từ những ngày đầu ra mắt mô hình, bà Bùi Thị Mỹ Hiền - Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Mẹ Truyền thống (thứ 3 từ trái sang) - chia sẻ: “Mô hình này thật sự rất ý nghĩa. Mỗi người góp một phần, dù ít hay nhiều, đều là nguồn động viên quý giá để chia sẻ với những mảnh đời khó khăn. Tôi tham gia phụ rửa rau củ, đóng hộp cơm… Ai nấy đều nhiệt tình, vừa làm vừa cười vui vẻ. Niềm hạnh phúc lớn nhất là khi thấy người dân khó khăn có được bữa ăn ấm lòng.”

 Mỗi đợt phát, quầy “ATM cơm” chuẩn bị khoảng 100 đến 200 suất. Các suất cơm đều đầy đủ cá, thịt, rau và được chế biến kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mỗi đợt phát, quầy “ATM cơm” chuẩn bị khoảng 100 đến 200 suất. Các suất cơm đều đầy đủ cá, thịt, rau và được chế biến kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Dù  11g mới phát cơm, nhưng từ sớm có đông đảo người dân có hoàn cảnh khó khăn trật tự xếp hàng chờ đến lượt nhận cơm. Từ người lao động nghèo, người khuyết tật, bán vé số đến học sinh  ai cần đều có thể đến nhận.
Dù 11g mới phát cơm, nhưng từ sớm nhiều người có hoàn cảnh khó khăn đã trật tự xếp hàng chờ đến lượt nhận cơm. Từ người lao động nghèo, người khuyết tật, bán vé số đến học sinh ai cần đều có thể đến nhận.

Địa điểm phát cơm cũng được tổ chức linh hoạt, luân phiên tại nhiều nơi như nhà văn hóa, các khu phố… nhằm thuận tiện cho người dân trong khu vực đến nhận.
Địa điểm phát cơm cũng được tổ chức linh hoạt, luân phiên tại nhiều nơi như nhà văn hóa, các khu phố… nhằm thuận tiện cho người dân trong khu vực đến nhận.

Chị Trần Thị Kim Nhung - 44 tuổi (bìa trái), làm nghề bán vé số, là một trong những hộ gia đình thường xuyên nhận cơm từ mô hình 'ATM cơm cho cả nhà.' Gia đình chị hiện chỉ còn 4 người, trong đó chỉ có 2 người có khả năng lao động với thu nhập rất ít ỏi. Nhờ vào những suất cơm yêu thương, chị giảm bớt phần nào chi phí sinh hoạt, được tiếp sức vươn lên.
Chị Trần Thị Kim Nhung - 44 tuổi (bìa trái), làm nghề bán vé số, là một trong những người thường xuyên nhận cơm từ mô hình "ATM cơm cho cả nhà". Gia đình chị hiện chỉ còn 4 người, trong đó chỉ có 2 người có khả năng lao động với thu nhập rất ít ỏi. Nhờ vào những suất cơm yêu thương, chị giảm bớt phần nào chi phí sinh hoạt, được tiếp sức vươn lên.

Bà La Thi Ba  ( bìa phải) trao cơm cho hộ khó khăn
Bà La Thị Ba (bìa phải) trao cơm cho hộ khó khăn

Sau giờ tan học, nhiều em học sinh cũng ghé qua nhận những suất cơm yêu thương
Sau giờ tan học, nhiều em học sinh cũng ghé qua nhận những suất cơm yêu thương.

Chị Lê Nguyễn Thùy Vân – Phó chủ tịch Hội LHPN phường 1, quận 10 - cho biết: Mô hình “ATM cơm” là sự tiếp nối và phát triển từ mô hình “Bếp sẻ chia” được triển khai từ tháng 5/2021. Mô hình này không chỉ góp phần mang đến những bữa ăn đủ đầy, giàu dinh dưỡng, động viên cho người dân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, mà còn cầu kết nối những tấm lòng nhân ái, những cá nhân, tập thể sẵn sàng đồng hành cùng Hội để lan tỏa yêu thương và tinh thần sẻ chia trong cộng đồng, phát huy tinh thần đoàn kết, nhân ái và lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống
Chị Lê Nguyễn Thùy Vân - Phó chủ tịch Hội LHPN phường 1, quận 10 (bìa phải) - cho biết: Mô hình “ATM cơm” là sự tiếp nối và phát triển từ mô hình “Bếp sẻ chia” được triển khai từ tháng 5/2021. Mô hình này không chỉ góp phần mang đến những bữa ăn đủ đầy, giàu dinh dưỡng, động viên cho người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, mà còn cầu kết nối những tấm lòng nhân ái, những cá nhân, tập thể sẵn sàng đồng hành cùng Hội để lan tỏa yêu thương và tinh thần sẻ chia trong cộng đồng, phát huy tinh thần đoàn kết, nhân ái và lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Ngọc Trăm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI