4 ngôi nhà đắt nhất thế giới có gì?

13/08/2022 - 11:18

PNO - Biệt thự của tỷ phú người Ấn Độ có giá hàng triệu đô la và trang bị hẳn ba sân đậu trực thăng.

 

Tòa nhà Antilia đắt nhất thế giới được dựng trên khu đất rộng hơn 37.000m2, có 27 tầng, thiết kế chịu nổi động đất mạnh tối đa lên tới 8 độ Richter.
Antilia ở Mumbai (Ấn Độ): Antilia là tòa nhà thuộc sở hữu tư nhân đắt nhất hành tinh, ước tính có giá lên đến 2 tỷ USD. Antilia được dựng trên khu đất rộng hơn 37.000m2, với diện tích mặt sàn lên đến 4532m2, đây là bất động sản cao thứ nhì thế giới - sau Cung điện Buckingham của Anh. Trên thực tế, Cung điện Buckingham là một tài sản của hoàng gia, bởi vậy, Antilia trở thành tư dinh đắt nhất thế giới.
Antilia là tòa nhà thuộc sở hữu tư nhân đắt nhất hành tinh, ước tính có giá lên đến 2 tỷ USD. Toà nhà xa hoa này nằm trên đường Altamount, Mumbai, Ấn Độ một trong những con đường đắt giá nhất hành tinh. Antilia được dựng trên khu đất rộng hơn 37.000m2, với diện tích mặt sàn lên đến 4532m2, đây là bất động sản giá trị chỉ sau Cung điện Buckingham của Anh. Trên thực tế, Cung điện Buckingham là một tài sản của hoàng gia, bởi vậy, Antilia trở thành tư dinh đắt nhất thế giới.
Cái tên Antilia được lấy cảm hứng từ hòn đảo huyền thoại của Đại Tây Dương. Với cách thiết kế cũng như trang trí lộng lẫy của tư dinh này, nhiều người còn gọi Antilia là cung điện xa hoa. Toà nhà cao 173m, gồm 27 tầng và có thiết kế chịu nổi động đất mạnh tối đa lên tới 8 độ Richter.
 Toà nhà cao 173m, gồm 27 tầng và có thiết kế chịu nổi động đất mạnh tối đa lên tới 8 độ Richter. Với cách thiết kế cũng như trang trí lộng lẫy của tư dinh này, nhiều người còn gọi Antilia là cung điện xa hoa.
Ở tầng trên cùng có 3 sân đỗ trực thăng, bên trong có một ngôi chùa riêng, một phòng khiêu vũ, rạp chiếu phim, phòng băng tuyết để đánh tan cái nóng Ấn Độ, một phòng spa, phòng tập yoga, phòng khiêu vũ, và 6 tầng dưới cùng dùng để trưng bày BST 168 chiếc siêu xe của tỷ phú Mukesh Ambani. Không lạ khi phải cần đến 600 nhân viên để phục vụ và vận hành được cung điện xa hoa này.
Ở tầng trên cùng có 3 sân đỗ trực thăng, bên trong có một ngôi chùa riêng, một phòng khiêu vũ, rạp chiếu phim, phòng băng tuyết để đánh tan cái nóng Ấn Độ, một phòng spa, phòng tập yoga, phòng khiêu vũ. 6 tầng dưới cùng của tòa nhà dùng để trưng bày BST 168 chiếc siêu xe của tỷ phú Mukesh Ambani. Một sân thượng với những khu vườn rộng lớn cũng thuộc về khu phức hợp của tòa nhà. Tòa nhà lộng lẫy này cần 600 nhân viên để phục vụ và vận hành.
Villa Leopolda ở Villefranche-sur-Mer (Pháp) thuộc sở hữu của doanh nhân Lily Safra và ước tính trị giá nửa tỷ euro. 
Village có tổng diện tích 2700m2 cùng hàng loạt công trình nhà phụ, gian hàng, hồ bơi, công viên lớn, những rặng ô liu và một sân bay trực thăng lớn.
Công trình này được xây dựng bởi Vua Bỉ Leopold II vào năm 1902. Sau đó nó trở thành tài sản của Giovanni Agnelli, chủ sở hữu tập đoàn Fiat, người sau này đã bán nhà cho chủ ngân hàng người Lebanon Edmond Safra. Sau khi ông qua đời, vợ ông đã thừa kế nó.
The Fair Field in Sagaponack: Nằm ngay trên bờ biển Atlantis ở New York, khu phức hợp thuộc sở hữu của doanh nhân Ira Rennert. 
Ngôi nhà này có không gian sống rộng 10.000m2 bao gồm 39 phòng tắm và 29 phòng ngủ, phòng ăn dài gần 30 mét, sân tennis, ba hồ bơi, sân bóng rổ và ốc đảo dân cư.
Tòa nhà dân cư được xây dựng vào năm 2003  Hiện giá trị hiện ước tính ít nhất là 225 triệu euro.
Vườn cung điện Kensington ở London (Anh): Cung điện Kensington là nơi ở của nhiều thành viên hoàng tộc tại Luân Đôn từ thế kỷ 17. Tuy ngày nay vẫn là nơi ở của hoàng gia, nhưng một phần lớn diện tích và khu vườn đã mở cửa cho du khách tham quan, giúp công chúng hiểu thêm về đời sống hoàng gia Anh.  

Để du khách dễ dàng tiếp cận với đồi sống hoàng gia, trong hành trình tham quan, cung điện được phân thành 4 “khu kể chuyện”. 

Vườn cung điện Kensington ở London được định giá bất động sản cao nhất thế giới song là tài sản của hoàng gia Anh, không phải tài sản cá nhân.

An Huỳnh 
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI